Lần này tôi vinh hạnh được nhận chức Hiệu trưởng thứ 2, kế nhiệm của Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Hagihara Hiroshi của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đầu tiên của Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo sau đại học về chuyên môn trong hệ chuyên ngành công nghệ thông tin.Tôi cảm nhận được gánh nặng trách nhiệm đó.Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và chỉ đạo.
Chào mừng các em học viên sắp tốt nghiệp, các em học viên đang học tại trường và các em tân học viên mới nhập học tới với học viện Máy tính Kyoto và Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto thuộc KCG Group.Vô cùng hoan nghênh các em.Sau đây tôi xin giải thích tại sao lúc đầu tôi lại nói rằng các em là những con người mang tương lai rộng mở.
Khái niệm của con số có thể nói có mối quan hệ mật thiết tới quá trình phát triển cơ bản của nhân loại như là một loài sinh vật.Có thể là các em đang rất tự hào, nhưng thực ra cái mà có thể phân biệt được con người với những sinh vật khác trên địa cầu này có lẽ chỉ có sự sai khác của độ sâu trong khái niệm của các con số.Ví dụ việc phát hiện ra số "0" đã đóng góp rất lớn tới sự phát triển của nhân loại.Ngoài ra, mối liên hệ mật thiết giữa hành động của con người và khái niệm về thông tin cũng là một điều cần phải tốn giấy mực.Tương tự như thế, mối liên hệ giữa con số và thông tin cũng vậy.Khái niệm về con số, khái niệm về thông tin, hành động của con người chính là có liên quan tương hỗ lần nhau mật thiết, trừu tượng và cả cụ thể.Có nghĩa là hoạt động trong Trường sau đại học về chuyên môn công nghệ thông tin có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận trong hoạt động xã hội của con người.Đương nhiên là không phải một người nào đó có thể phụ trách toàn bộ các hoạt động đó cho nên tại trường của chúng tôi, các giáo sư vừa có kinh nghiệm chuyên môn phong phú, vừa có công nghệ thông tin ứng dụng đa chủng loại vẫn đang hoạt động ở cả trong và ngoài trường.Tôi cho rằng, từ sự rộng lớn của các hoạt động đào tạo nghiên cứu, đối với các em tân học viên sẽ không phải gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra một lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ý muốn của bản thân.Tôi mong rằng các em sẽ có thể phát huy hết mong muốn học tập của mình.
Người ta thường nói rằng "không có con đường vương đạo trong học vấn "Các em sẽ không thể thu được thành quả lớn lao chỉ với những hoạt động mang tính thụ động.Từ xưa đã có câu "" nhưng tại trường này, các em cần phải tích cự tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại trường.Tri thức không chỉ là thứ được nhận từ người khác mà còn là thứ của chính bản thân mình thu được.Các em hãy mở ra cho mình một tương lai rộng mở.
Khi bắt đầu các hoạt động của trường có lẽ các em sẽ được khuyên theo hướng vòng vo từ quan điểm mang tính đào tạo.Trong nghiên cứu lĩnh vực thông tin, hoặc cơ sở của thông tin thì người ta thường yêu cầu những kiến thức cơ bản mang tính số học.Ví dụ có thể nói tới "Toán học rời rạc" là cơ bản của khoa học thông tin.Do đó, trong lĩnh vực nào đó thì đây là môn học cơ sở bắt buộc phải học.Tức là phương pháp "Chậm mà chắc" chú trọng vào cách nghĩ cơ bản.Tuy nhiên, trong đào tạo cơ bản tập trung vào ứng dụng thực tế được tiến hành hết sức thận trọng.
Tại trường của chúng tôi, chúng tôi không yêu cầu các em học viên phải tốt nghiệp đúng khoa kỹ thuật.Chúng tôi hoan nghênh cả các em khối nhân văn muốn thay đổi con đường của mình.Ngoài ra, chúng tôi cũng mở cửa với tất cả các học viên, bất kể tuổi tác, trình độ học vấn đang đi làm ngoài xã hội, đặt cho mình mục tiêu phát triển nghề nghiệp.Tôi tin rằng rất nhiều các bạn học viên có cho mình các hoàn cảnh khác nhau, tập trung về tại đây động viên lẫn nhau và các bạn sẽ gặt hái cho mình được những thành công trong nghiên cứu cũng như trong đào tạo mà trước tới giờ ta không đạt được.Nói một cách khác thì thời điểm mà mong muốn phát triển nghề nghiệp và mong muốn học hỏi cao nhất chính là tại thời kỳ bắt đầu do đó các bạn có thể tin rằng đây chính là thời điểm tốt nhất và hiệu quả nhất để đi vào nghiên cứu, đào tạo.Và các bạn cũng có thể thay đổi nghề nghiệp của bản thân.Cả tôi và cả độ dài của tuổi thọ trung bình của người hiện đại ngày nay đều đang ở đằng sau tạo động lực cho các bạn phát triển nghề nghiệp, phát triển sự nghiệp học hành của các bạn.
Năm nay, Học viện Máy tính Kyoto đón lễ kỷ niệm 45 năm thành lập, và Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto kỷ niệm 5 năm thành lập.Cả hai trường đều luôn không bao giờ quên tầm quan trọng của việc đào tạo cơ bản, chúng tôi luôn luôn nỗ lực để đào tạo nhân lực có tính sáng tạo, có thực lực có thể theo đuổi công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất.
Chúng tôi hi vọng rằng các em tân học viên sẽ có thể gánh vác thời đại thông tin hóa sau này, các em sẽ có một tương lai rộng mở hoạt động tích cực và lâu dài tại vị trí trung tâm.
Toshiharu Hagasegawa