Huy hiệu của KCG Group
Màu sắc của KCG Group
Văn phòng KCG New York
Được thành lập vào năm 2000 tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở NY để làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của KCG Group. Văn phòng này đã bị tổn hại do vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ nhưng hiện tại đã được mở lại trong Trung tâm Rockerfeller và hoạt động trở lại.
Năm 2002, văn phòng KCG Bắc Kinh đã được mở trong Thư viện Quốc gia ở thành phố Bắc Kinh để làm cơ sở nơi giao lưu với các trường đại học Trung Quốc có mối quan hệ sâu sắc với KCG Group.
Trường Đại học Công nghệ Rochester
Rochester Institute of Technology
Là Đại học tổng hợp về kỹ thuật được thành lập vào năm 1829, còn được biết đến là nơi thành lập các khoa, ngành về IT sớm nhất toàn nước Mỹ (năm 1991), vv. Tự hào là trường có thành tích hàng đầu trong bảng xếp hạng các trường Đại học toàn nước Mỹ trong lĩnh vực CG, IT. Liên kết làm trường đối tác với Học viện Máy tính Kyoto vào năm 1996.
Bảo tàng KCG
Là bảo tàng triển lãm kết cấu máy tính loại một toàn quốc được công nhận bởi Hiệp hội xử lý thông tin.
Học viện Máy tính Kyoto (KCG), nơi có trường thành viên là Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đang xúc tiến công tác chuẩn bị cho việc hiện thực hóa "Viện bảo tàng máy tính" đầu tiên tại Nhật. Các máy móc được công nhận là "di sản công nghệ xử lý thông tin", vv được trưng bày trong cùng một tòa nhà trong cơ sở phía trước nhà ga Kyoto và sử dụng chung không gian với nơi đào tạo.
Và hiện tại là nơi đang tiến hành ổn định công tác chuẩn bị cho việc hiện thực hóa "Viện bảo tàng máy tính". "Bảo tàng KCG", nơi có bộ sưu tập của KCG đã nhận được chứng nhận là "Bảo tàng triển lãm kết cấu máy tính" loại một toàn quốc vào năm 2009 từ hiệp hội (hiện nay là hiệp hội chung) là Hiệp hội xử lý thông tin vì là "nơi lưu trữ nhiều máy móc quý giá nổi bật của Nhật Bản". Ngoài ra "TOSBAC-3400" và "Hệ thống OKITAC-4300C" đã nhận được chứng nhận loại một với tư cách là "di sản công nghệ xử lý thông tin". Năm 2011, "NEAC-2206" cũng trở thành "di sản công nghệ xử lý thông tin" và hiệu trưởng Yasuko Hasegawa đã được Hiệp hội này trao tặng thư cảm ơn. Năm 2012 là "NEAC System 100", năm 2013 là "MZ-80K", năm 2015 là "PDP8/I", năm 2016 là "TOSBAC-1100D" lại một lần nữa được lựa chọn là "di sản công nghệ xử lý thông tin".
Trong đó "TOSBAC-3400" đã được phát triển dựa trên cơ sở của KT-Pilot, máy tính điều khiển bằng vi chương trình (microprogram) đầu tiên ở Nhật Bản. "TOSBAC-3400" này do cố tiến sĩ Hiroshi Hagihara, người trước đây đã đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Phòng nghiên cứu khoa học thông tin KCG, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, trường sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên ở Nhật phụ trách thiết kế cơ bản và phát triển phần mềm của KT-Pilot, vv.. trong thời gian ông làm giảng viên khoa Kỹ thuật Đại học Kyoto, và là máy tính đa năng đã được phát triển cùng với công ty cổ phẩn Toshiba hiện tại, có mối liên hệ sâu sắc với KCG.
Tại cơ sở phía trước nhà ga Kyoto, ngoài các máy móc được chứng nhận là "di sản công nghệ xử lý thông tin" còn có nhiều máy móc ưu việt, quý giá khác trong quá khứ đang được trưng bày, bởi vậy có nhiều khách tham quan đến thăm nơi đây vì nơi đây được xem là địa điểm có thể tiếp cận gần với những công nghệ đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính, việc chuyển đổi thiết bị xử lý thông tin cũng nhanh chóng. Từ mười mấy năm trước, KCG đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc lưu giữ và tận dụng những kỹ thuật, sản phẩm mang ý nghĩa quan trọng cần được truyền lại cho thế hệ sau và nung nấu ý tưởng về "Viện bảo tàng máy tính". Chính thời điểm hiện tại, khi mà Nhật Bản được kì vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới với tư cách một quốc gia phát triển nhờ công nghệ ngay cả trong tương lai, là thời điểm để tiến thêm một bước lớn trong việc xây dựng một bảo tàng, nơi chúng ta có thể nhìn lại lịch sử của công nghệ.
KCG đang kêu gọi sự hỗ trợ và hợp tác từ các bên liên quan như nhà nước, tỉnh Kyoto, thành phố Kyoto, giới học thuật, giới đào tạo, doanh nghiệp, vv nhằm đạt được công nhận bảo tàng tại cơ sở phía trước nhà ga Kyoto là "Viện bảo tàng máy tính" đáng tự hào của Nhật Bản và để có thể thành lập pháp nhân tổ chức tài chính điều hành bảo tàng này.