Skip to main content

Yoshitaka Kai

Yoshitaka Kai

Lý lịch

  • Cử nhân Kỹ thuật Đại học Kyoto, Thạc sỹ Kỹ thuật Toán học Đại học Kyoto, Thạc sỹ Kỹ thuật, Hoàn thành chương trình sau tiến sỹ Đại học Kwansei Gakuin, Tiến sỹ Thương mại
  • Cựu nhân viên công ty TNHH Teijin, Cựu Quản lý tổng quát công ty TNHH Mitsubishi UFJ Trust and Banking. Nguyên giáo sư trợ lý Khoa Nghiên cứu Kinh doanh Đại học Kobe, Nguyên giáo sư cao học chuyên nghiệp trường Đại học Kwansei Gakuin, (Trưởng Khoa nghiên cứu Chiến lược Kinh doanh, Giáo sư Danh dự Đại học Kwansei Gakuin

Lời nhắn gửi

Chúng ta hãy thử nghĩ về mối quan hệ giữa IT và tài chính. Ngành tài chính vốn là thế giới của các con số, vì vậy mà nó có tính tương thích rất cao với những chiếc máy vi tính, vốn được làm ra để phát huy khả năng tính toán số học, vì vậy có gọi lịch sử của ngành tài chính là lịch sử của cơ giới hóa thì cũng không phải là quá lời.Trong một thời gian rất dài, IT chỉ được coi như một công cụ giúp đỡ ngành tài chính tăng năng suất làm việc của mình lên.Xin nói thêm, không riêng gì ngành tài chính, nhiều ngành khác cũng có mối quan hệ tương tự với IT.Vì IT chỉ mang vai trò hỗ trợ, nên các kỹ sư IT chỉ cần lắp máy tính hoặc viết phần mềm theo đúng bản thiết kế của những người làm việc trong ngành đó vẽ ra là được.Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc của IT đã khiến những việc nó có thể làm không chỉ còn là tính toán và ghi nhớ, rõ ràng thấy rằng máy tính ngày nay có thể làm được những việc như phán đoán, suy luận, vốn là những công việc tưởng như chỉ con người làm được, và như thế IT đã lớn mạnh, trở thành thứ có thể thay thế được cho con người trong tài chính và quản lý tài sản. Đến lúc này, sự tăng cường về lượng đã dẫn đến sự biến đổi về chất.Nói cách khác, IT hóa và thiết kế cách làm công việc đã hòa vào làm một, đến mức không thể vẽ ra một lằn ranh rõ ràng phân chia hai lĩnh vực này nữa.Các kỹ sư IT ngày nay cũng được yêu cầu phải có những kỹ năng mới, không còn giống trước kia.Họ không còn ở phía bị động chờ bản thiết kế nữa, mà phải tự mình phân tích, suy đoán, có lúc còn phải thiết kế cách làm việc cho khách hàng.Trong nhiều trường hợp, hình thức này hiệu quả hơn nhiều so với việc chia ra “người chuyên suy nghĩ” và “người chuyên làm” như lúc trước. Có thể nói rằng một thế giới mới chưa ai từng trải qua đã mở ra trước mắt những người làm nghề IT. Trong tương lai, vai trò dẫn đầu sẽ được giao cho các bạn. Con đường phía trước của các bạn rất rộng mở, nhưng cũng đầy những khó khăn của người khai phá. Mong các bạn sẽ học được tinh thần khai phá và sức mạnh để vượt qua những gian nan ở trường chúng tôi.

Bộ môn phụ trách

  • Quản trị kinh doanh nâng cao
  • Lý thuyết tài chính

Lĩnh vực chuyên môn

  • Tài chính và real option analysis trong hoạch định chiến lược kinh doanh
  • Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong thực tế
  • Chiến lược công nghệ thông tin trong ngành quản lý

Thành tích

Thành tích trong công việc

  • Phát triển một "Hệ thống phân phối tối ưu" giúp giải quyết vấn đề đánh đổi giữa thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển
  • Ứng dụng AI vào dự đoán thời trang quần áo phụ nữ
  • Nghiên cứu phương pháp đầu tư chứng khoán, phát triển hệ thống
  • Phát triển mô hình ALM (Asset/Liability Modeling, Mô hình hóa tài sản và nợ) cho lương hưu
  • Chứng khoán hóa thế chấp vay mua nhà (mortgage)
  • Nghiên cứu quy trình quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, v.v...

Sách xuất bản

  • Giới thiệu về Rủi ro tín dụng, Tác giả, Apple Sousho, 2000
  • Quản lý tài sản và quản lý rủi ro, Tác giả, Economist-sha, 2002
  • Giới thiệu về Tài chính rủi ro, Nhiều tác giả, Hội nghiên cứu Tình hình Tài chính Kinh doanh, 2004
  • Thực hành quản lý rủi ro doanh nghiệp, Nhiều tác giả, Chuo Keizai-sha, 2009
  • Lý thuyết về quản lý rủi ro doanh nghiệp, Nhiều tác giả, Chuo Keizai-sha, 2009
  • Tài chính cộng đồng kết nối trái tim và tiền bạc, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Đại học Kwansei Gakuin, 2012

Luận văn

  • Thống nhất nguồn gốc thông tin để hỗ trợ đưa ra quyết định, Nikkei Computer, 1980
  • Thiết kế máy tính cho lên kế hoạch sản xuất hàng may mặc, Khoa học Tiêu dùng, 1986
  • Công nghệ AI giải quyết vấn đề trong ngành may mặc, Thông tin Dệt may, 1986
  • Nghiên cứu lý thuyết về quản lý tài sản, Hội học thuật OR , 1991
  • Tiếp cận vấn đề phân bổ tài sản bằng cách sử dụng thiếu hụt (shortfall), Hội học thuật Mô phỏng & Trò chơi, 1996
  • Phân bổ tài sản để quản lý tài sản hưu trí trong kỷ nguyên mới, Tạp chí Phân tích Chứng khoán, 1998
  • Chiến lược đầu tư và chứng khoán hóa thế chấp vay mua nhà (mortgage), Hiệp hội Khoa học Thông tin và Kiểm soát Hệ thống Nhật Bản, 2002
  • Quản lý rủi ro sinh ra từ lệ thuộc công nghệ thông tin, Tạp chí Tài chính, 2002
  • Thiết kế tối ưu cấu trúc ưu tiên MBS , Hiệp hội Kỹ thuật Tài chính Bất động sản, 2003
  • Phân tích thị trường bất động sản sử dụng chỉ số bất động sản, Hiệp hội Kỹ thuật Tài chính Bất động sản, 2003
  • Chứng khoán hóa thế chấp mua nhà và chiến lược đầu tư áp dụng lập trình toán học, Hội học thuật Thông tin Kiểm soát Hệ thống (JSSE), 2003
  • Quản lý tổng hợp rủi ro tài chính, Hiệp hội Toán ứng dụng Nhật Bản, 2003
  • Chính sách bảo hiểm tối ưu khi rủi ro thay đổi theo thời gian, Hiệp hội Hệ thống Quản lý Nhật Bản, 2003
  • Áp dụng phương pháp ràng buộc proxy đã sửa đổi cho vấn đề lập trình Nonconvex không thể tách rời (Application of an improved surrogate constraint method to Non-Separable Non-Convex Programming Problems), Nhiều tác giả, Hiệp hội Viễn thông Thông tin Điện tử (IEICE), 2005
  • Tầm quan trọng của Tài chính rủi ro trong BCP, Viện Nghiên cứu Tổng hợp Nhật Bản, 2006
  • Đánh giá rủi ro và Tài chính rủi ro, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, Văn phòng nội các, 2006
  • Phân tích hành vi gây nhiều khoản nợ chồng chất từ góc nhìn của tài chính tiêu dùng, Credit Age, 2006
  • Thảm họa thiên nhiên và chia sẻ rủi ro, Economy Society Policy,2006
  • Cố gắng cải thiện phương pháp phân tích kỹ thuật thông thường bằng cách sử dụng mạng thần kinh (Neural network), Nhiều tác giả, Viện Kỹ sư điện Nhật Bản (IEE), 2006
  • Thiết kế tối ưu của cấu trúc phụ thuộc ưu tiên chứng khoán thế chấp bằng cách sử dụng dự trữ tiền mặt, Nhiều tác giả, Hội học thuật OR, 2006
  • Hiệu ứng tích hợp của rủi ro kinh doanh và rủi ro thiên tai, Tạp chí Kinh doanh Đại học Kwansei Gakuin, 2007
  • Quản lý Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Hội học thuật OR, 2008
  • Đặt giá bán tối ưu cho các sản phẩm có thương hiệu, Nghiên cứu Thương mại Đại học Kwansei Gakuin, 2014