Skip to main content

Giáo sư Hong Seung Ko

Giáo sư Hong Seung Ko

Giáo sư Hong Seung Ko

Công ty Cổ phần Điện tử Samsung
Nguyên Giám đốc Ban Chiến lược Thông tin, Phòng Hoạch định Chiến lược (CIO)
Chủ tịch đại diện Hội Tin học Ứng dụng Nhật Bản

Giáo sư Hong Seung Ko đến từ Hàn Quốc, từng góp sức hiện thực hóa chiến lược ứng dụng Internet trong công ty, CALS - một khái niệm chính trong B2B, hay thương mại điện tử dành cho người tiêu dùng nói chung, v.v đồng thời góp phần lớn vào thông tin hóa và tăng doanh thu cho công ty với vai trò là Giám đốc Ban Chiến lược Thông tin - Phòng Hoạch định Chiến lược (CIO) của Công ty Cổ phần Điện tử Samsung, công ty về đồ điện gia dụng và linh kiện điện tử lớn nhất Hàn Quốc.
Giáo sư Hong Seung Ko sẽ nói về vấn đề nguồn nhân lực cần thiết trong thế giới kinh doanh điện tử đang biến đổi nhanh chóng.

Hướng tới đào tạo nhân tài lãnh đạo kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử cần có chiến lược

- Ngành kinh doanh điện tử có vẻ như đang biến đổi vô cùng nhanh chóng.Liệu cách thức kinh doanh có thay đổi theo sự phổ biến của Internet không?

Ngay sau khi tôi trở thành Giám đốc Ban Chiến lược Thông tin của Samsung, tôi đã khởi động một trang web hướng đến cả thị trường nước ngoài vào giữa những năm 1990.Vào thời điểm đó, tôi không nghĩ rằng Internet sẽ trở thành một công cụ marketing mạnh mẽ mà chỉ đơn thuần cho rằng nó là một phương tiện để tăng mức độ nhận diện cho công ty.Tuy nhiên, ngay sau khi công ty mở trang web, chúng tôi nhận được tới 200 câu hỏi và khiếu nại về dịch vụ bảo hành sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới mỗi ngày.Lúc này, tôi mới có cảm giác là trang web có thể được sử dụng như một công cụ marketing.

Kể từ đó, các nghiệp vụ kinh doanh sử dụng Internet như là hệ thống đặt trước trên web hay giao dịch chứng khoán, v.v đã tăng lên.Tuy nhiên, không phải chỉ phát triển một hệ thống có thể sử dụng trên Internet rồi triển khai việc kinh doanh là doanh số bán hàng sẽ tăng mạnh.Vào thời điểm đó, sự bùng nổ IT một cách sai lầm đã xảy ra ở Hàn Quốc, người ta cho rằng chỉ cần tận dụng tốt Internet thì việc kinh doanh sẽ suôn sẻ.Thậm chí mọi người còn cho rằng nếu tạo ra một trung tâm mua sắm trên Internet và đưa ra một danh sách sản phẩm thì sẽ có khách hàng từ khắp nơi trên thế giới đến mua và việc buôn bán sẽ phát triển.Trên thực tế, hầu hết các trung tâm mua sắm đã biến mất khỏi Internet trong một vài năm.

Rốt cuộc, mọi người đã không nhận ra một điều rằng Internet cũng chỉ là một công cụ không hơn không kém.Cũng có thể nói rằng họ đã thiếu "chiến lược".Cho dù có bao nhiêu sản phẩm được bày bán trên Internet đi nữa, thì rốt cuộc chúng cũng chỉ được hiển thị trên màn hình.Bởi vì trong hầu hết các trường hợp, khi bạn thực sự mua một sản phẩm nào đó, bạn phải trực tiếp đến xem và kiểm tra.

Doanh nghiệp Nhật Bản tụt hậu và nguồn nhân lực thiếu hụt

- Ông nhìn nhận thế nào về tình hình kinh doanh trên thế giới hiện nay trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ như thế này?

Có một điều đáng tiếc là hiện nay tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, v.v đều có rất ít những nhân lực có thể xây dựng chiến lược cải thiện doanh thu sử dụng IT.Mặt khác, các công ty đang đầu tư rất nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng IT, vì vậy những lo lắng của các công ty là nhiều không đếm xuể.

Điều mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm, nói tóm lại chính là "nhân lực có thể xây dựng chiến lược kinh doanh điện tử".Nói cách khác, chúng ta phải có khả năng sử dụng nguồn lực IT trong marketing và quản lý.

Vốn dĩ, nhân viên trong các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc được xem là có ít nhận thức về marketing.Căn nguyên của điều này là do họ có suy nghĩ phân chia đồng đều lợi nhuận, chẳng hạn như cứ làm việc mỗi ngày thì sẽ được nhận lương.

Ở Mỹ lại khác.Nhân viên luôn bị chất vấn khắt khe về lượng công việc họ đã làm, hay công việc họ đã làm có mức độ đóng góp như thế nào cho công ty trong thực tế.Các công ty ở Mỹ hầu như không có bộ phận chuyên về marketing.Bởi vì tất cả nhân viên của họ đều có nhận thức về marketing, nên họ không cần bộ phận này.Các công ty Mỹ khắc sâu suy nghĩ về cách tăng doanh số bán hàng ngay cả khi nền kinh tế đi xuống, nên họ luôn có khả năng tiến lên phía trước. Vì vậy, các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc rất khó để cạnh tranh với họ.Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, có rất nhiều công ty bao gồm cả các công ty lớn hiểu nhầm rằng marketing chỉ đơn giản là “bán hàng”, “quảng cáo” và “thương hiệu”. Do đó, thời điểm hiện tại chỉ có các công ty Mỹ là thành công trong việc sử dụng IT vào kinh doanh.Ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có công ty được đánh giá là thành công ở trong nước, nhưng trên thực tế, họ chỉ đi theo trào lưu kinh doanh điện tử bùng nổ do việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng được thúc đẩy và phát triển nhờ vào trò chơi đầu tư tiền.Thêm vào đó, ở Châu Âu cũng không có một công ty nào thành công trong kinh doanh điện tử.Điều này là do sự lan truyền của Internet đã chậm đi nhiều.

Vào trường sau đại học chuyên môn đứng đầu Châu Á

- Trong hoàn cảnh như vậy, trường sẽ thể hiện những ưu điểm gì và hướng đến mục tiêu nào?

Không có nhiều trường đào tạo sau đại học chuyên về IT.Hơn nữa, trường được hậu thuẫn bởi Học viện Máy tính Kyoto.Đây chính là lợi thế lớn nhất.

Ngoài ra, trường của chúng tôi tập hợp đội ngũ giảng viên có kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn, và có kinh nghiệm làm việc thực tế phong phú trong các công ty.Trong bài giảng của mình, tôi luôn cố gắng đề cập đến những công việc tôi đã trực tiếp làm trong thực tế càng nhiều càng tốt, không chỉ những gì tôi đã làm tốt mà còn cả những ví dụ về thất bại.Bởi lẽ chúng ta thường học hỏi được nhiều điều hơn từ những ví dụ thất bại.Bằng cách này, chúng tôi đang đào tạo ra nguồn nhân lực mà thời đại thực sự cần.

Mạng lưới giáo dục với các trường đại học nước ngoài cũng được mở rộng qua từng năm.Đấu trường không chỉ giới hạn trong Nhật Bản.Tôi mong muốn trường sẽ trở thành một viện đào tạo sau đại học chuyên môn đóng góp cho công cuộc đào tạo ra những nhân lực có thể hoạt động trên đấu trường Châu Á, thậm chí là thế giới.