Skip to main content

Wataru Hasegawa

Wataru Hasegawa

Lý lịch

  • Cử nhân Văn học trường Đại học Waseda, tốt nghiệp viện đào tạo sau đại học của Đại học Colombia (Mỹ), bằng Master of Arts, Master of Education.
  •  
  •  
  • Giám đốc đại diện - Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Đại biểu Liên hợp Đoàn thể Công nghệ Thông tin Nhật Bản
  • Phó chủ tịch Hiệp hội Điều phối viên IT - Pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận, Ủy viên Ban Kế hoạch Quản lý
  • Ủy viên Hiệp hội Thẩm định Phát triển Nguồn lực Tổ chức Xúc tiến Xử lý Thông tin thuộc pháp nhân độc lập hành chính, Ủy viên Ủy ban thẩm duyệt cuộc thi truyện tranh Manga 4 khung tranh , biểu ngữ áp phích cho bảo mật thông tin.
  • Ủy viên Hội đồng Quản lý Trung tâm Xúc tiến Phát triển Năng lực Nghề nghiệp Nâng cao thuộc Cơ quan hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi, người tàn tật, của pháp nhân độc lập hành chính
  • Giải thưởng ưu tú của Bộ giáo dục Hoàng gia Thái Lan (2 lần); giải thưởng của Bộ trưởng Bộ văn hóa nước Cộng hòa Ghana
  •  
  •  
  • Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin Kyoto

Lời nhắn gửi

Với chuyên ngành là “Đào tạo Leadership”, tôi đã tập trung nghiên cứu về hành chính giáo dục, điều hành trường học, đào tạo viện trợ công nghệ. Đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực điều hành tổ chức giáo dục với chủ đề chính là “Đào tạo Leadership”, ngoài việc có kinh nghiệm làm việc thực tế, tôi còn tiến hành nghiên cứu với tầm nhìn mang tính toàn cầu.

Hệ thống giáo dục bậc đại học của Nhật Bản vốn được biết đến rằng bất kể là trường công hay trường tư đều có xu hướng xem nhẹ việc giáo dục thực tế – điều mà dường như rất được coi trọng ở Mỹ. Việc này có lẽ là do trong giai đoạn đầu đã chịu ảnh hưởng của chế độ giáo dục bậc đại học của các nước Châu Âu.Hơn nữa, hiện nay trong thời kỳ hậu công nghiệp hóa thì hệ thống giáo dục đang dần đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Việc kết thúc của giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ với sự quan liêu chủ đạo, trong thời đại của sự cải cách và sự đa dạng hóa hiện nay thì người ta yêu cầu một nền giáo dục mới mang tính dân chủ.

Cho dù là cơ sở giáo dục nào hay bất kỳ tổ chức nào thì cũng phải được điều hành, vận hành phù hợp với thời đại, dựa trên sự hiểu biết về nền tảng văn hóa, chế độ pháp luật của chính nước đó. Trong thời đại của tiến trình toàn cầu hóa với tốc độ phát triển nhanh chóng, không giới hạn của công nghệ thì cần phải duy trì và điều hành tổ chức song song với việc suy xét mối quan hệ với các nước khác. Tóm lại, đối với những người có vai trò lãnh đạo trong ngành IT như CIO, ngoài sự lãnh đạo với khả năng dẫn dắt như vốn dĩ thì cũng cần phải có năng lực đào tạo tổ chức nội bộ mang tính liên tục, năng lực chỉ đạo mang hình thức mới gắn liền với môi trường làm việc mang tính quốc tế.

Trường chúng tôi là trường đại học đào tạo sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên và duy nhất ở Nhật Bản, được thành lập nhằm mục đích đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong ngành IT, với sứ mệnh nhanh chóng hỗ trợ công nghệ IT và máy tính, vốn vẫn đang không ngừng phát triển từng giây từng phút. Học viện máy tính Kyoto, với tư cách là cơ sở giáo dục máy tính đầu tiên của Nhật Bản, chúng tôi phát huy truyền thống và kinh nghiệm thực tế trong suốt hơn 50 năm, hướng tới mục tiêu sống còn là tiến hành đào tạo chuyên viên với trình độ Master, trở thành No.1 độc nhất vô nhị.Với triết lý sáng lập trường là "đào tạo ra những nhà chuyên môn công nghệ thông tin ứng dụng đủ khả năng lãnh đạo xã hội", chúng tôi kết hợp thành tích đào tạo "nhân lực mà xã hội cần đến" mà Học viện Máy tính Kyoto đã tích lũy được với những kiến thức mà bản thân tôi học được tại trường chuyên nghiệp ở Mỹ, nhằm gắng sức giải quyết vấn đề mang tên "đào tạo những lãnh đạo IT". Tôi thật lòng mong chờ những các học viên mang chí lớn đến nhập học.

Bộ môn phụ trách

  • Lý thuyết lãnh đạo
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • Lãnh đạo giáo dục: với chủ đề chính là kinh doanh tổ chức giáo dục, giáo dục hành chính , nghiên cứu tập trung vào giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin.

Thành tích

Luận văn

  • Wataru Hasegawa, "Dải Mobius nối thông tin và văn hóa", Accumu Vol.1, trang 120 - 125, 1989
  •    
  •    
  •     1998
  •     1998
  • Wataru Hasegawa, "Khái niệm về trường tư thục và trường nghề của Nhật", Accumu Vol. 9, trang 38 - 41, 1998
  •   1999
  •     1999
  • Wataru Hasegawa, "Ảnh hưởng của chế độ học liên thông đại học", The Japanese Journal of Nursing Science, No.5, trang 48 - 52, 1999
  • Wataru Hasegawa, "Vấn đề của chế độ đại học và giáo dục thực sự", Tuyển tập Tài liệu Hội nghị nghiên cứu Hiệp hội các trường Đào tạo Hộ lý Nhật Bản lần thứ 13, trang 22 - 23, 2001
  • Wataru Hasegawa, "Thời đại sụp đổ của chế độ đại học", Accumu Vol.11, trang 28 - 31, 2002
  • Wataru Hasegawa , "Thành lập học viện sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên ở Nhật và vấn đề sau này", Shigaku Keiei No. 359, trang 26 - 42, 2005
  • Wataru Hasegawa, Oota Ken, Okuizumi Yoko, Kotera Atsuko, Takahashi Ryoko, Hasegawa Akira, "Một hình thái tương lai khả thi cho các trường đại học quy mô nhỏ: Mạng lưới nhiều thành phố", NAIS Journal Vol. 5, trang 3 - 8, 2010
  • Wataru Hasegawa , "Giáo dục cao đẳng và đào tạo thợ lành nghề", Accumu Vol.21, trang 68 - 82, 2013
  • Hasegawa Wataru, "Một mô hình của Kyoto, ".kyoto". - Xác lập một không gian Internet lành mạnh nhờ vào hệ thống đăng ký tên miền thuộc hàng top trong các trường đại học", NAIS Journal Vol.9, trang 3 - 11, 2014
  • Accumu | Tạp chí Hội cựu học viên Học viện Máy tính Kyoto

Bản kế hoạch

  •    

Diễn văn chính trong hội nghị

  • "Hành chính Giáo dục - Quản lý trường học, Vấn đề của Hệ thống Đại học quản lí trường học và Giáo dục thực sự", Hội nghị nghiên cứu Hiệp hội các trường Đào tạo Hộ lý Nhật Bản lần thứ 13 - "Diễn đàn kỉ niệm 21 năm nghề hộ lý". 2001
  • "Hiện tại và Triển vọng tương lai cho IT (ICT) Nhật Bản và Đào tạo Nhân lực Chuyên ngành Bảo mật Thông tin", Buổi giới thiệu Chương trình Tuyển dụng Nhân lực Ngành Bảo mật Thông tin (Ban tổ chức: Hội Nghiên cứu Bảo mật Thông tin Hàn Quốc, Hiệp hội Ngành Công nghiệp Bảo mật Thông tin Hàn Quốc), Seoul, 2008