Skip to main content

Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập

Bài phát biểu trước khi nghỉ hưu của Chủ tịch trường

Bài phát biểu trước khi nghỉ hưu của Chủ tịch trường (Tóm tắt)

Tôi là Wataru Hasegawa, Chủ tịch Học viện Máy tính Kyoto và Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto. Tôi rất vui mừng được đón Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto với quý vị, đồng thời tôi rất tự hào về những con người đã làm nên mười năm lịch sử này, những học viên đã rời trường và giờ đang hoạt động trong xã hội, những học viên đang chăm chỉ học tập tại trường, và những giáo viên và cán bộ nhà trường luôn luôn giúp sức cho các bạn.

Ngày mùng 1 tháng 6 vừa qua, Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Học viện Máy tính Kyoto và 10 năm thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kyoto ở Takaragaike, tôi nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều vẫn còn nhớ. Hơn 2000 người đã tham dự buổi lễ, bao gồm đại sứ nhiều nước, các vị quan chức trong đó tiêu biểu là thị trưởng thành phố Kyoto, Chủ tịch Đại học Kyoto, các nhà giáo dục và đại diện của các trường đại học quốc tế, và các bạn học viên của trường.

Ngày hôm nay, mùng 1 tháng 11, là ngày thường niên kỷ niệm thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto. Vào ngày này 10 năm trước, trong Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Học viện Máy tính Kyoto, cũng được tổ chức tại Takaragaike như Lễ kỷ niệm 50 năm, chúng tôi đã tuyên bố thành lập trường đào tạo sau đại học chuyên môn về công nghệ thông tin đầu tiên ở Nhật Bản, Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto. Vào tháng 4 năm 2003, chế độ trường đào tạo chuyên môn sau đại học được áp dụng, hưởng ứng điều ấy chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho sự thành lập của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, ngày 1 tháng 11 năm 2003 tuyên bố kế hoạch thành lập trường đến tháng 1 năm 2004 chúng tôi được MEXT cấp giấy phép, đến tháng 4 trường được thành lập. Ngày 1 tháng 11, ngày mà kế hoạch thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, lần đầu tiên được tuyên bố rộng rãi, được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập trường.

Mùng 1 tháng 6 năm nay chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niệm và tiệc chúng mừng, tại đó tôi đã có dịp được nói về con đường 50 năm của Học viện Máy tính Kyoto, lịch sử 10 năm của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto và những dự án lớn mà tập đoàn KCG đang thực hiện. Một trong số đó là tên miền địa lý cấp cao nhất (top level geographical domain), “.kyoto”.

Như quý vị đã biết, Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto là cơ quan quản lý tên miền .kyoto, và cũng là cơ quan quản lý duy nhất được thành phố Kyoto hỗ trợ gửi đơn đăng ký lên ICANN, tổ chức ở Mỹ quản lý thống nhất mọi tên miền trên toàn thế giới.  Người ta cũng mong chờ rằng tên miền “.kyoto” sẽ là một tên miền sạch, không bị ảnh hưởng bởi những thông tin phạm pháp hoặc có hại ví dụ như lừa đảo và web đồi trụy, là những vấn đề nổi cộm trên mạng Internet.Với tư cách cơ quan quản lý tên miền .kyoto, chúng tôi mong rằng việc nghiên cứu cách hoạt động của tên miền sẽ có lợi ích thực tế cho những hoạt động giảng dạy IT trong tương lai của trường.

Ngày hôm nay, tôi muốn nói về tầm nhìn cho tương lai của trường Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto bao gồm tên miền “.kyoto” và tương lai xa hơn nữa, từ giờ cho đến ngày kỷ niệm 20 năm thành lập trường, tức là năm 2023.

Gần đây, Thế Vận Hội Olympic và Paralympic 2020 đã được ấn định sẽ tổ chức tại Tokyo. Việc tổ chức Olympic và Paralympic sẽ làm gia tăng sự quan tâm của đại chúng với thể thao, sẽ dẫn đến sự phát triển của thể thao, giao lưu quốc tế, mang sức sống mới đến cho các địa phương, cũng tức là tạo thêm nhiều cơ hội cho các bạn học viên hoạt động.Còn 7 năm nữa sẽ đến Olympic 2020, còn khi trường KCGI kỷ niệm thành lập 20 năm thì Olympic đã qua được 3 năm rồi, mà ngành IT và khoa học thông tin thì liên tục phát triển, cứ nhìn những thành tựu chúng ta đã đạt được trong 10 năm qua thì có thể thấy rằng sau 10 năm nữa sẽ có những thay đổi rất lớn.

Ngoài IT và khoa học thông tin, một lĩnh vực khác cũng đang được chú ý là văn hóa Nhật Bản.     Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một phòng ban phụ trách Cool Japan thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đây là nơi nhiều kế hoạch và dự án đang được tiến hành.Tôi đã tham gia vào Japan Expo tổ chức tại Paris, Pháp hồi tháng 7 và tại San Francisco, Mỹ hồi tháng 8, và đã được tận mắt chứng kiến những con sóng lớn của phong trào “Cool Japan”.Chúng ta không được quên rằng cơn sóng lớn này là kết quả của việc phổ cập rộng rãi mạng Internet, nó đang vượt qua những biên giới quốc gia, dân tộc và tôn giáo để lan rộng ra toàn thế giới.

Như quý vị đã biết, trường chúng tôi đã nhìn thấy được xu hướng mới này, và đang có nhiều nỗ lực để thích ứng với nó. Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto cung cấp những khóa học về kinh doanh nội dung (content business), ở đây học viên sẽ học về làm phim hoạt hình, nội dung cho điện thoại thông minh, ebook, v.v... qua đó xây dựng mô hình kinh doanh trên mạng Internet.

Trong bộ môn kinh doanh nội dung này, chúng tôi đã mời thầy Yasuhiro Takeda, chủ tịch hội đồng quản trị công ty GAINAX, nổi tiếng với những bộ phim hoạt hình như “Tengen Toppa Gurren Lagann”, và thầy Hiroyuki Ito, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Crypton Future Media, cũng là cha đẻ của ca sĩ ảo Hatsune Miku, về phụ trách giảng dạy.Ngoài ra, trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng 9 vừa qua, Tập đoàn KCG đã cùng với thành phố Kyoto và các cơ quan đoàn thể khác tổ chức Hội chợ Anime - Manga Quốc tế Kyoto (Kyo-Mafu) 2013 tại trung tâm tổ chức sự kiện Miyakomesse, Kyoto. Mục đích của Hội Nghiên cứu này là tạo ra một mạng lưới nhân lực Manga và Anime, có thể coi đây là một nỗ lực để đi đầu trong phong trào Cool Japan.   Sau đó, vào tháng 4 năm 2014, Học viện Máy tính Kyoto - một trường trong tập đoàn - đã lập môn học “Diễn viên lồng tiếng IT” thuộc ngành Khoa học Máy tính, một bài giảng về Anime và Manga trong ngành Mỹ thuật - Thiết kế, đang chuẩn bị để bắt đầu giảng dạy.

Như vậy, điều mà học viên có thể học được ở Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto nói riêng và Tập đoàn KCG nói chung, chính là “Cool Japan”.

Đương nhiên, để đưa những nội dung ấy đến với khán giả, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu công nghệ thông tin cấp cao hơn.Sự xuất hiện của điện thoại thông tin và máy tính bảng trong mười năm trở lại đây đã thay đổi rất nhiều cách chúng ta chơi game, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đọc truyện tranh.Trong tương lai mười năm tới, công nghệ cung cấp nội dung hẳn vẫn sẽ tiếp tục thay đổi, và tất nhiên nội dung cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng với nội dung ấy.

Trong những năm gần đây, cùng với sự toàn cầu hóa nền kinh tế, cạnh tranh quốc tế đang trở nên ngày một dữ dội hơn. Ngành giáo dục cũng đang trải qua tình trạng tương tự.

Kể từ ngày thành lập, trường KCGI chúng tôi đã nỗ lực phát triển nhân lực có thể trở thành những người lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng IT, trong năm học này trường chúng tôi có lượng học viên đông gấp đôi năm đầu tiên hoạt động, và trường đang càng lúc càng được chú ý cả ở trong nước và quốc tế.Năm ngoái, Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI) đã được xếp đứng đầu về “Tốc độ tăng trưởng” trong số 619 đại học tư thục ở Nhật Bản, theo như bảng xếp hạng “Những trường đại học có tiềm lực thật sự - Xếp hạng tài lực các đại học tư thục” của tạp chí Toyo Keizai số đặc biệt, xuất bản ngày 27 tháng 10 năm 2012. Ngoài ra, tháng 4 năm ngoái KCGI đã mở cơ sở ở Sapporo, đến tháng 10 là cơ sở ở Tokyo, phát đi những bài giảng trực tuyến từ Kyoto.

Giống như Cool Japan là cơn sóng lớn đang lan ra khắp thế giới mà tôi đã nhắc đến ở trên, KCGI cũng đang được biết đến rộng rãi không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới.  Trong 10 năm tới, trường chúng tôi có lẽ sẽ mở được những cơ sở ở Châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia khác. 10 năm nữa, KCGI sẽ trở thành trường đào tạo chuyên môn sau đại học IT đứng đầu và vang doanh toàn Châu Á.

Chúng tôi rất mong có thể tận dụng tên miền “.kyoto” đến mức tối đa để mang thông tin từ Kyoto đến thế giới,trong đó bao gồm cả các nội dung anime và manga. Đồng thời, Thế Vận Hội Olympic 2020 cũng sẽ làm tăng tốc độ truyền phát thông tin từ Nhật Bản và Kyoto.Các học viên của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, hơn 40.000 nghìn cựu học viên, các cán bộ công nhân viên trường, chúng ta hãy cùng cưỡi lên con sóng của thập kỷ mới, tự mình tạo ra những con sóng, và hãy cùng nhau đón những ngày kỷ niệm 50 năm thành lập KCGI, 100 năm thành lập KCG sau này.

Ngày 01 tháng 11 năm 2013

Học viện Máy tính Kyoto
Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto
Chủ tịch Wataru Hasegawa


 

Bài phát biểu trước khi nghỉ hưu của Hiệu trưởng

 

Hiệu trưởng Toshihide Ibaraki

 

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, tôi xin được nói đôi lời.

 

Lúc trước, Chủ tịch Hasegawa đã nói về con đường mà trường sẽ bước đi trong tương lai rồi, nên đến lượt mình tôi muốn hướng chủ đề ra bên ngoài, tôi muốn đưa ra ý kiến cá nhân của mình về tương lai của ICT, bao gồm cả IT và viễn thông. Mong rằng những ý kiến của tôi sẽ giúp các em học viên hình dung ra được môi trường nơi mình sẽ hoạt động sau này, sau khi tốt nghiệp và ra ngoài xã hội.

Chú mèo máy Doraemon mà chúng ta đều biết đến được sinh ra vào ngày mùng 3 tháng 9 năm 2112, tức là 100 năm kể từ ngày hôm nay. Theo tác giả Fujiko F. Fujio tưởng tượng, đến lúc ấy con người đã phát minh ra được tất cả những món bảo bối thần kỳ của chú mèo máy ấy rồi. Tôi thì không có năng lực nhìn trước 100 năm sau, nên hôm nay chỉ xin được nói về tương lai gần, tối đa là 5 đến 10 năm sau mà thôi.Bởi vì tôi nghĩ rằng ở khoảng thời gian ngắn cỡ này, tôi có thể dựa theo tốc độ phát triển công nghệ hiện tại mà suy diễn ra, sẽ không phạm sai lầm quá lớn.

Đầu tiên, phần cứng của máy tính, chính là phần cốt lõi nhất, sẽ tiến bộ như thế nào đây? Nói về sự phát triển của phần cứng máy tính, chúng ta có một định luận rất nổi tiếng, là Định luật Moore.Định luật Moore nói rằng năng lực xử lý của máy tính sẽ tăng gấp đôi mỗi 18 tháng, năng lực xử lý được biểu diễn qua mật độ chip bán dẫn, tức là số lượng tranzito trên một đơn vị diện tích, hoặc số lượng clock biểu thị tốc độ hoạt động của CPU, ngoài ra con số 18 tháng này còn thay đổi một chút tùy theo ta đang nói đến loại máy tính nào.Nói chung, vì đây là tăng trưởng theo cấp số mũ, nên nếu sau 180 tháng tức là 15 năm, năng lực xử lý được nhân đôi mười lần, thì con số cuối cùng chúng ta có được sẽ không phải là 2 nhân 10 bằng 20, mà sẽ là 2 mũ 10, bằng 1024 lần.Trong trường chúng tôi có trưng bày những chiếc máy tính nổi tiếng trong lịch sử, mỗi ngày học viên đều nhìn thấy chúng, và chúng đều là những sản phẩm từ 30 hay 40 năm trước rồi.Những chiếc máy tính ấy tuy có kích thước rất lớn, nhưng năng lực xử lý lại kém hơn những chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang cầm trên tay nhiều.Tăng trưởng theo hàm số mũ chính là như thế này đây.Có nhiều ý kiến trái chiều về việc trong tương lai Định luật Moore có còn đúng hay không, người ta cho rằng công nghệ làm tranzito rồi sẽ đạt đến giới hạn về kích cỡ, sẽ đến lúc tranzito phải nhỏ cỡ phân tử thì làm sao để sản xuất được, nhưng tôi sẽ lạc quan cho rằng trong 10 năm tới chúng ta chưa đụng phải bức tường này.

Cũng có nghĩa là máy tính sẽ càng ngày càng nhỏ hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Kết quả là sẽ có càng ngày càng nhiều máy tính hơn, trong túi quần bạn, ở mọi nơi mọi chỗ.Quả thật là ở mọi nơi, trong xe Ô-tô, thiết bị điện tử hay thẻ IC thì đương nhiên có rồi, nhưng đến cả những quyển sách trong hiệu sách, những món đồ nhỏ trong siêu thị như đồ gia dụng hay thực phẩm, đều sẽ trở thành đối tượng để lắp đặt máy tính.Một chiếc máy tính gắn vào một vật thể có thể ghi lại không chỉ mã ID của nó, mà còn cả những thông tin như quá trình sản xuất, phân phối, lịch sử sử dụng, chủ sở hữu, và nếu sản phẩm mà nó gắn vào là một thiết bị vận hành nào đó, chiếc máy tính còn có thể giúp người chủ vận hành thiết bị ấy theo nhiều cách.Tất cả những điều tôi vừa nói chỉ là tiến triển của các hệ thống nhúng và chip RFID đã tồn tại hiện nay, nên hoàn toàn khả thi về mặt công nghệ.

Ngoài máy tính ra chúng ta cũng không thể quên được hệ thống mạng, là một phần cơ sở hạ tầng của xã hội thông tin. Mạng Internet, thứ chúng ta sử dụng hàng ngày, là một hệ thống mạng tiêu biểu.Vì các trang mạng trên toàn thế giới đều kết nối với hệ thống này, về lý thuyết bạn có thể lập tức truy cập mọi thông tin trên toàn thế giới bằng máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh, và cũng có thể phát thông tin cá nhân ra toàn thế giới.Đồng thời, như tôi đã nói ở trên, khi máy tính được gắn vào vạn vật, bằng cách kết nối những chiếc máy tính ấy vào mạng Internet chúng ta còn có thể làm được nhiều điều hơn nữa. Điều này gọi là Internet of Things (Internet kết nối vạn vật, IoT). Kết quả của quá trình này là xã hội chúng ta sẽ trở thành một xã hội nơi mà mọi người và mọi vật đều kết nối với mạng lưới, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, và đây chính là nơi để các em học viên trường chúng ta hoạt động. Ví dụ, khi sử dụng tên miền địa lý cấp cao nhất “.kyoto” đang được trường chúng ta nghiên cứu, tất cả các sản phẩm ở Tokyo đều sẽ được thương hiệu hóa trên mạng Internet, mọi tòa kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật, tài liệu và lễ hội liên quan đến danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Kyoto có thể được kết nối và sử dụng cùng nhau, mở đường cho nhiều khả năng mới.

Để tất cả những chiếc máy tính nối vào mạng Internet có thể liên lạc với nhau, mỗi máy tính đều cần có một địa chỉ. Đây gọi là địa chỉ IP. Hiện tại các trang mạng đang được phân phối địa chỉ dựa trên hệ thống địa chỉ IPv4, tuy nhiên dần dần hệ thống này đang thiếu địa chỉ để phân phối cho các trang mạng. Vì vậy, người ta đang đưa vào thực hiện hệ thống địa chỉ IPv6, vì hệ thống này cho phép dùng nhiều địa chỉ hơn.Trong một xã hội vạn vật kết nối thì IPv6 là không thể thiếu được, và người ta tin rằng trong tương lai số người sử dụng hệ thống này sẽ tăng rất nhanh.

Những tiến bộ trong máy tính và hệ thống mạng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào đây? Khi thế giới được kết nối lại làm một nhờ vào mạng máy tính, chúng ta đang chứng kiến một làn sóng toàn cầu hóa lớn, các xã hội và nền kinh tế đang vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và lãnh thổ để hoạt động trên quy mô toàn cầu.Làn sóng này đã thay đổi những ý niệm mà chúng ta từng có về quốc gia, công ty và doanh nghiệp, và những thay đổi này sẽ mang lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Bây giờ chúng ta hãy thử nói về một số chủ đề cụ thể, về những biến đổi trong tương lai gần mà máy tính và mạng đang và sẽ mang lại.Một ví dụ của điều trước đây từng làm không thể, nhưng việc tăng tốc độ và sản xuất hàng loạt máy tính đã biến thành có thể chính là dự báo thời tiết số trị, ngành này chỉ ra đời từ khi máy tính có thể tính ra được các con số nhanh hơn tốc độ hiện tượng thời tiết xảy ra trong thực tế.Bây giờ máy tính đã có thể nhận biết được âm thanh người nói với tốc độ nhanh bằng tốc độ người ta phát âm ra, nên các dịch vụ dựa trên nhận biết tiếng nói cũng đang trở thành hiện thực. Khi kết hợp công nghệ nhận biết âm thanh với công nghệ dịch bằng máy tính, trong tương lai gần chúng ta còn có thể giao tiếp với người ở quốc gia khác bằng máy tính. Bằng cách kết hợp mạng lưới thông tin đường xá với dữ liệu vị trí của GPS, người ta cho rằng đến năm 2020 ô tô tự lái sẽ trở nên phổ biến. Các nghiên cứu trong công nghệ nhà thông minh cũng đang tiến triển, ví dụ như bằng cách nhúng các thiết bị trong nhà vào cùng một hệ thống mạng, cho phép người chủ có thể điều khiển các hệ thống đó dù đang không ở nhà, hoặc để máy tính có thể tự động điều chỉnh hoạt động của các thiết bị nhằm tiết kiệm điện.Trong tương lai điện cũng sẽ được cung cấp không chỉ qua các nhà máy điện như trước đây mà còn qua các “mạng điện thông minh”, là những mạng điện kết hợp nhiều loại năng lượng tái sinh.Người ta cũng đang bàn luận về các khả năng khác, và tôi tin rằng quý vị đang ngồi ở đây cũng mang rất nhiều những ý tưởng thú vị.

Vậy, để biến những khả năng mới mà sự tiến bộ của máy tính và mạng sinh ra trở thành hiện thực, chúng ta sẽ phải trải qua quy trình như thế nào? Đầu tiên, chúng ta phải thử tưởng tượng xem những điều gì, hay món đồ gì sẽ có ích cho cuộc sống của chúng ta.Tiếp theo, chúng ta cần nghĩ đến những cơ chế khả thi về mặt công nghệ để biến thứ ấy hoặc điều ấy trở thành hiện thực, cuối cùng ta phải phát triển nó trên thực tế qua nhiều loại công việc khác nhau, bao gồm lập trình.Những công việc này đều yêu cầu tính sáng tạo để nghĩ ra điều mới và năng lực kỹ thuật để biến điều ấy thành hiện thực. Tôi tin rằng đây chính là nơi để các em học viên trổ tài. Những lĩnh vực ứng dụng này chắc chắn sẽ sinh ra nhiều khả năng cho thời đại mới, cung cấp cho các em học viên cơ hội thể hiện mình.

Từ hàng chục năm trước khi máy tính được đưa vào sử dụng thực tế, tình trạng thiếu nhân lực ICT đã luôn tồn tại và kéo dài đến ngày nay. Tuy nhiên, tính chất của nguồn nhân lực mà người ta cần đến đã thay đổi. Ví dụ, trong thời gian kinh tế bong bóng ở Nhật Bản những năm 1980 - 1990, ở Nhật Bản thiếu hàng chục nghìn kỹ sư phần mềm, cụ thể là lập trình viên.Lập trình thời đó là một công việc rất mệt mỏi, nhưng cùng với sự tiến bộ của ngôn ngữ lập trình, đặc biệt là ngôn ngữ chuyên biệt cho mục đích ứng dụng, khối lượng công việc đã được cắt giảm đáng kể. Ngày nay, chắc không có ai làm một trang web bằng ngôn ngữ Assembly và C nữa. Có nhiều ngôn ngữ được làm ra chuyên cho lập trình web, ví dụ như Java, JavaScript, Ruby, Python, nếu sử dụng chúng thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.Sự xuất hiện của các phần mềm điện toán đám mây được nhắc đến nhiều dạo gần đây cũng rất hữu ích trong việc cắt giảm khối lượng công việc của lập trình viên.

Nói theo cách khác, nhân lực trong ngành ICT từ nay về sau sẽ không phải chỉ cần biết lập trình, mà còn cần khả năng phát hiện ra xem người dùng cần những ứng dụng như thế nào, sau đó phải dựa vào kiến thức mạng và máy tính phong phú để làm ra được ứng dụng như thế. Trong bản báo cáo liên quan đến đào tạo nhân lực IT do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố năm ngoái, Bộ đã nhấn mạnh rằng chúng ta đang cần đến nhân lực có khả năng kết hợp ICT với các lĩnh vực khác nhằm sinh ra các mô hình kinh doanh mới, chứ không phải chỉ cần có kiến thức ICT không thôi.

Giống như tôi đã nói ở trên, những học viên đang học ICT ở KCGI chính là những nhân lực mới này. Mong rằng các em sẽ có lòng tự tin, thỏa thích tham gia vào thật nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Đến đây, tôi xin kết thúc bài phát biểu của mình.

Ngày 01 tháng 11 năm 2013

Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto
Hiệu trưởng Toshihide Ibaraki


 

Lời chúc mừng của Phó Đại sứ Nước Cộng hòa Malawi tại Nhật Bản

 

 

Ngày hôm nay, tôi rất vinh hạnh được dự buổi Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, trường đào tạo chuyên môn sau đại học về IT đầu tiên ở Nhật Bản.

 

 Sở dĩ tôi nói vậy là bởi vì vào buổi Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Học viện Máy tính Kyoto hồi tháng 6 năm 2013, đại sứ và các đại biểu đang tham dự Hội nghị Phát triển Châu Phi (TICAD) tổ chức tại Yokohama, nên không thể tham dự được. Chúng tôi tin rằng buổi lễ đó là một dịp rất đáng nhớ, tràn ngập sắc màu.

  

 Những chiếc máy tính này đã giúp khoảng 480 học sinh truy cập những thông tin có ích, biết được những chuyện gì đang xảy ra trên thế giới.

  

  Đất nước chúng tôi cũng rất mong sẽ được tiếp tục hợp tác với quý trường trong tương lai.

Cuối cùng, tôi mong Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto sẽ có một Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập vui vẻ, tiếp tục phát triển đào tạo ra những nhân tài IT cho Nhật Bản.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Ngày 01 tháng 11 năm 2013

Phó Đại sứ Nước Cộng hòa Malawi tại Nhật Bản


Điện mừng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT), Nghị sỹ Hạ viện Nhật Bản - Hakubun Shimomura
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT), Nghị sỹ Hạ viện Nhật Bản - Hakubun Shimomura
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản, Nghị sỹ Hạ viện Nhật Bản - Toshimitsu Motegi
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản, Nghị sỹ Hạ viện Nhật Bản - Toshimitsu Motegi
Nghị sĩ Thượng viện Nhật Bản - Shoji Nishida
Nghị sĩ Thượng viện Nhật Bản - Shoji Nishida
Susan Fuhrman, Hiệu trưởng Teachers' College, Đại học Columbia
Susan Fuhrman, Hiệu trưởng Teachers' College, Đại học Columbia