Vào tháng 4 năm 2007, một trong những IDCE (hoạt động hỗ trợ đào tạo máy tính quốc tế) được học viện Máy tính Kyoto tổ chức đã tặng máy tính cho nước Cộng hòa Kyrgyzstan và nước Eritrea, nước Bosnia and Herzegovina .Hoạt động hỗ trợ đào tạo máy tính quốc tế (International Development of Computer Education: Viết tắt là IDCE) đã tặng PC do Học viện Máy tính Kyoto sở hữu cho các quốc gia tiên tiến, hiện tại đây hoàn toàn là hoạt động tự nguyện với mục đích là ứng dụng vào đào tạo máy tính tại các quốc gia, vào năm 1989 tổ chức tại Vương Quốc Thái Lan, từ đó tới nay đã tặng được hơn 3000 máy tại 19 Quốc gia.IDCE đã tặng cho các cơ quan chính phủ tại các nước, sau đó tập trung vào bộ giáo dục, do máy tính còn thiếu thốn nên hoạt động sẽ tặng máy tính cho các trường cấp 3, cấp 2 của các khu vực chưa được thực hiện đào tạo ICT.
Vào cuối tháng 5 với chương trình tặng quà nêu trên, tôi đã tới thăm bộ giáo dục và bộ ngoại giao Multilateral Economic Relations and Reconstruction là cơ quan tiếp nhận tại Bosnia and Herzegovina .Ngoài ra, để nắm được tình hình đào tạo ICT tôi đã đi thị sát tại một vài trường đại học.Và tôi muốn giới thiệu về chuyến phiêu lưu ký về tình hình khi đó.
Bosnia and Herzegovina là một quốc gia có chiến tranh kéo dài trong nước tới tận năm 1995, đường phố, các phòng nghiên cứu trong trường đại học đều bị phá hủy bởi chiến tranh.Tuy nhiên, người Sarajevo lại không làm cho tôi cảm thấy sự tàn phá của chiến tranh, họ luôn tiếp đón chúng tôi rất nồng hậu.
Sarajevo thủ đô của Bosnia and Herzegovina đã từng là nơi tổ chức thế vận hội mùa đông, được bao quanh bởi vúi và là một thành phố giống với Kyoto.Những dãy phố thì có rất nhiều tòa nhà cao tầng, do tiếp nhận sự ảnh hưởng của Tolco nên hầu hết mái nhà của các tòa nhà ở các nhà thờ hồi giáo đều là toàn nhà mái vòm theo phong cách phương Đông rất nổi bật, và hiện nay có các khu phố cổ có nhiều tòa nhà như thế.
Sarajevo là một trong những thành phố nhận sự ảnh hưởng lớn bởi chiến tranh như tôi đã nói ở trên.Tôi không thấy có những ấn tượng về sự tàn khốc của chiến tranh từ những người dân nơi đây, nhưng trên khắp những tòa nhà trên phố vẫn còn rất nhiều tòa nhà có bức tường ngoài bị tróc một mảng gạch lớn do bom đạn.Mỗi lần thấy phong cảnh này tôi lại nghĩ rằng giá như ta có thể có được hoạt động gì đó có thể giúp ích chút đỉnh cho những người dân nơi đây.Tại Bộ giáo dục, Bộ trưởng đã dành thời gian để gặp chúng tôi, và ngài đã bày tỏ ý kiến rằng nhân sự kiện tặng quà lần này, ngài mong muốn được nâng cao mối quan hệ với Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto trong lĩnh vực đào tạo ICT.
Ở Sarajevo có những món ăn nổi tiếng.Món ăn có tên là Chebapuchi là món làm từ thịt xay và giò sống, có hình dạng thon dài giống như xúc xích kẹp vào với bánh mỳ Pita.Nếu thích có thể phết sốt kem chua lên bánh mỳ để ăn.Miếng xúc xích có vị tỏi thơm ngon và vừng có vị cay nhẹ, nước sốt từ thịt chảy ra thấm vào bánh mỳ ăn rất vừa miệng.Ở những con phố cổ, có một vài cửa hàng hẹp được mở ở bên đường và các cửa hàng này cạnh tranh nhau về vị của món ăn, khi đang đi dạo trên những con phố hẹp này thì cả con phố nồng nàn mùi hương tuyệt vời từ những chỗ ngồi của khách.
Ngoài Sarajevo, tôi còn đến cả Banya Luca, thủ đô của nước cộng hòa Sulpuska.Đi từ Sarajevo bằng ô tô mất khoảng 5 tiếng.Chúng tôi tới đây với mục đích là để tham quan Bộ Giáo Dục và trường đại học tại nơi đây.Chúng tôi không có cơ hội được gặp trực tiếp Bộ Trưởng, nhưng chúng tôi cũng nhận được lời cảm ơn về việc tặng quà lần này.
Banya Luca thì khác với Sarajevo, đây là vùng đất đồng bằng, con phố được kiến trúc ngăn nắp và có tổ chức.Giữa thành phố thì có một dòng sông lớn chảy qua, những con thuyền lớn được trở thành nhà hàng và đây là một trong những địa điểm nghỉ ngơi của thị dân.Những hàng cây xung quanh soi bóng xuống dòng sông, tạo một cảnh quan rất tuyệt vời.
Banya Luca có tỷ lệ dân số là cứ 1 người nam thì có tới 7 người nữ.Tôi hình dung, có lẽ nguyên nhân là do có rất nhiều nam giới đã đánh mất tính mạng của mình do chiến tranh.
Khu vực này là nơi sinh của ông Nikola Tesla, tên của ông cũng được dùng làm đơn vị đo mật độ từ thông.Tại trường đại học Banya Luca mà chúng tôi đã tới thăm thì việc làm thực nghiệm phóng điện của Tesla coil ở thành bắt buộc trong nhóm thực nghiệm của khoa học điện.
Chỉ là chuyến thăm trong khoảng 1 tuần nhưng cũng làm tôi hiểu thêm được về nước Bosnia and Herzegovina .Trong chuyến giao lưu và chi viện quốc tế này chúng tôi đã thêm hiểu về văn hóa của hai bên và qua đó đã cho tôi cảm nhận được tầm quan trọng của sự tôn trọng lẫn nhau và tôi đã cảm nhận được những gì mang lại qua những hoạt động IDCE từ trước tới giờ.Sau này tôi cũng muốn được góp sức mình để nhóm KCG có thể cống hiến cho đào tạo ICT trên toàn thế giới.
Koji Ueda