Skip to main content

04/2007 Gửi đến tân học viên: Nghề nghiệp chuyên môn IT được kì vọng

Tại Mỹ, một quốc gia IT tiên tiến, cuộc cách mạng IT được cho là đã bước sang một giai đoạn mới. Không chỉ việc tìm kiếm thông tin thông qua internet hay kinh doanh điện tử, mà việc cung cấp thông tin hiệu quả hơn bằng cách phân tích xu hướng tìm kiếm thông tin của cá nhân, mô hình kinh doanh quảng cáo liên kết tận dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, và chủ nghĩa thông tin dân chủ trong đó các cá nhân truyền tải thông tin, kiến thức cũng đã và đang trở thành chủ đề nổi bật. Nói cách khác, quốc gia này đang bước vào giai đoạn được gọi là Web2.0. Ngay tại Nhật Bản, các công ty liên quan đến IT dường như cũng cố gắng đuổi theo giai đoạn Web2.0 của Mỹ, nhưng hiện tại cũng có một nỗi hoài nghi lớn đối với việc chỉ lao đầu theo Web2.0.

Theo so sánh năng suất lao động của các nước vào thời điểm năm 2005 được phân tích bởi Văn phòng Nội các dựa trên dữ liệu của OECD, kết quả là năng suất lao động của Nhật Bản bằng khoảng 70% của Mỹ, và khoảng 80% của các nước EU, thấp hơn mức trung bình của OECD. Về năng suất của ngành sản xuất ở Nhật Bản, Toyota và Canon là hai doanh nghiệp đạt được doanh thu cao nhất thế giới trong cùng ngành tương ứng, nhưng nếu như ngành sản xuất được cho là có năng suất lao động cao, ngành lưu thông, dịch vụ lại có năng suất lao động đặc biệt thấp. Năng suất lao động được tính dựa trên các giá trị chính, đó là số lượng công nhân viên và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vậy tại sao năng suất lao động ở Nhật lại thấp như vậy, hơn nữa lại không được cải thiện?

Lý do có thể nghĩ tới đó là do ảnh hưởng của chi phí nhân công cao, đặc tính quốc gia trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, nhưng chính bởi vì sự gia tăng năng suất lao động của Nhật thấp hơn so với các quốc gia khác vậy nên có thể nói rằng việc gia tăng năng suất lao động bằng cách vận dụng IT vẫn chưa được thực hiện. Trên thực tế, khi thử quan sát hiện trạng IT hóa trong các dịch vụ công cộng và doanh nghiệp tư nhân, việc IT hóa trong nghiệp vụ cá nhân đang tiến triển, nhưng việc IT hóa tổng thể tại các doanh nghiệp và IT hóa trong liên kết chính phủ, chính quyền địa phương vẫn chậm hơn so với các quốc gia khác.

Có thêm một vấn đề nữa mà chúng ta cần lo lắng. Đó là mặc dù năng suất lao động của ngành sản xuất ở Nhật vẫn đang cao, nhưng các nhà máy đang có xu hướng chuyển rời khỏi Nhật Bản do sự tăng trưởng công nghiệp và công nghệ ở các nước Đông Nam Á. Nói cách khác, mặc dù tỉ trọng của ngành dịch vụ Nhật Bản đang có xu hướng gia tăng giống như Mỹ, nhưng năng suất lao động của ngành dịch vụ tại Nhật vẫn cực kỳ thấp.

Để nền kinh tế Nhật Bản phát triển hơn nữa trong tương lai, ngành sản xuất cần phải cải thiện năng suất lao động bằng cách tận dụng IT hơn nữa so với trước đây, còn ngành dịch vụ cần hướng tới hợp lý hóa bằng cách tận dụng triệt để IT. Ngoài ra, trong các dịch vụ công cộng, cần phải tiến hành triệt để việc nới lỏng quy chế và tư nhân hóa, cùng với đó là cần hướng tới tái cơ cấu dịch vụ bằng cách tận dụng IT dựa trên nguyên lí thị trường đó là ưu tiên hàng đầu việc cải thiện dịch vụ cho người dân.

 

Harufumi Ueda