Skip to main content

Takao Nakaguchi

Takao Nakaguchi

Lý lịch

  • Tốt nghiệp Học viện Máy tính Kyoto, hoàn thành Khóa Nghiên cứu Công nghệ Thông tin Ứng dụng ở Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI), Thạc sỹ Công nghệ Thông tin (Chuyên môn), Tốt nghiệp hạng xuất sắc ở KCGI, Hoàn thành chương trình học sau tiến sỹ nghiên cứu khoa học thông tin ở Đại học Kyoto (Chuyên ngành khoa học thông tin xã hội), Tiến sỹ Khoa học Thông tin
  • Nguyên Giám đốc kiêm Quản lý Phòng Phát triển Hệ thống Công ty TNHH Admax, Nguyên Kỹ sư Nghiên cứu Khách mời tại Viện Nghiên cứu Thông tin và Truyền thông Con người (HIP) thuộc Viện Nghiên cứu Cơ sở Điện tử Viễn thông Quốc tế (Advanced Telecommunications Research Institute International, ATR), Nguyên Giám đốc Công nghệ (CTO) của Công ty TNHH Antrad, Cựu Giám định viên Công ty TNHH NTT Advanced Technology, Cựu Nghiên cứu viên đặc định ngành Khoa học thông tin Khoa Đào tạo Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto

Lời nhắn gửi

20 năm trước, khi tôi còn đang theo học Khoa Xử lý Thông tin Quốc tế ở Học viện Máy tính Kyoto thì cũng là lúc internet mới bắt đầu được phổ cập ra xã hội.Theo chương trình giảng dạy của trường tôi được đi thăm quan phòng thí nghiệm của trường Đại học công nghệ Massachusetts (Massachusetss Institute of Technology, MIT) tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ. Tôi đã được cho xem bản giới thiệu của trình duyệt Mosaic - trình duyệt web có hình ảnh đầu tiên trên thế giới, vừa mới được công bố vào thời điểm đó.Lúc ấy mạng Internet chủ yếu mới chỉ là ký tự, nhưng Mosaic lại hiển thị được cả hình ảnh và các ký tự được trang trí, tôi đã thực sự sốc trước mức độ phong phú của khả năng hiển thị đó. Từ đó thôi tin chắc rằng công nghệ Web sẽ làm thay đổi xã hội.Với mong muốn tự mình cũng sẽ làm ra một phần mềm như thế, tôi đã tự mình phát triển một trình duyệt web và chọn nó làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc 10 năm ở vị trí kỹ sư phần mềm, đến tháng 4 năm 2004, tôi vào học ở Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, hồi đó trường vừa mới thành lập. Niềm tin của tôi khi nhìn thấy Mosaic ở MIT đã đúng, trong 10 năm sau đó các mô hình kinh doanh mới sử dụng Internet liên tục ra đời. Tôi nghĩ rằng để có thể trở nên năng động trong xã hội thông tin hoá như ngày nay thì ngoài kiến thức về công nghệ thông tin còn cần phải trang bị thêm hiểu biết về kinh doanh.

 Đến tháng 4 năm 2014, tôi chuyển việc đến Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto ở vị trí nghiên cứu sinh, đến tháng 9 năm 2017 tôi đạt học vị Tiến sỹ ở trường.Sự tiến bộ của ngành IT nhanh đến phi thường, công nghệ mà ta nhìn thấy trong phòng thí nghiệm ở trường đại học chỉ vài năm sau đã được sử dụng như một lẽ dĩ nhiên trong xã hội. 

Để tiếp tục đóng góp trong ngành công nghiệp phát triển nhanh như vậy, người ta cần phải có tầm nhìn sâu rộng, hiểu rõ về công nghệ thông tin, và chương trình giảng dạy của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto giống như được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đó vậy. Cùng với việc hiểu về những kỹ thuật tiên tiến nhất và học hỏi về những phương pháp cụ thể để sử dụng thành thạo chúng thì học viên còn được học về phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm mang đến sự cải tiến cho xã hội.Xin các bạn học viên hãy tận dụng 2 năm đầy những cơ hội và thử thách ở trường, để tiến bước trở thành những con người xây dựng tương lai.

Bộ môn phụ trách

  • Tổng quát về Cơ sở dữ liệu
  • Lập trình hướng đối tượng

Lĩnh vực chuyên môn

  • Dịch vụ kỹ thuật máy tính, điện toán
  • Dịch vụ Web
  • Lập trình hướng khía cạnh (Aspect Oriented Programming)

Thành tích

Sách xuất bản

  •    
  • Cuốn sách giúp bạn sử dụng Ruby hiệu quả hơn 256+ lần, Masamoto Yukihiro, Keiju Ishitsuka, Masao Kanemitsu, Takao Nakaguchi: , ASCII, 2001.
  • Cuốn sách giúp bạn sử dụng Ruby hiệu quả hơn 256+ lần – Hoàng đạo biên, Morikyu, Takao Nakaguchi, Norikatsu Tanabe, Take (tk), Takahiro Kimura: ”, ASCII, 2001.
  •      
  •        
  •     
  •     
  •     

Luận văn học thuật

  • Mô hình tiếp thị hoàng gia chiến lược trong thương mại điện tử như một mô hình tiếp thệ thế hệ mới, Takeshi Makino, Ryan Chiu, Ryota Adachi, Takao Nakaguchi, Hong Seung Ko, NAIS Journal, Vol.1, 2005.
  • Đề xuất một phương pháp bảo vệ quyền riêng tư, Tomokazu Kamigaki, Shigeru Aiba, Kazuya Fujita, Yasuyoshi Yamashita, Makoto Miyamoto, Takao Nakaguchi, Makoto Hirose, Ko, Hong Seung, Shozo Naito Tạp chí NAIS, Vol.2, 2007.
  • MAGCruise : Môi trường chơi game dựa trên mô hình đa tác nhân, Yu Nakajima, Reiko Hishiyama, Nakaguchi Takao, Tập san luận văn tiếng Nhật của Hội học thuật viễn thông điện tử (IEICE), Vol.J98-D, No.6, trang 858-861, 2015.
  • Thiết kế giao diện người dùng cho hệ thống hỗ trợ thảo luận đa ngôn ngữ dành cho trẻ em, Toshiyuki Takasaki, Shohei Hida, Masayuki Otani, Takao Nakaguchi, , Tập san luận văn tiếng Nhật của Hội học thuật viễn thông điện tử (IEICE), Vol.J99-D No. 10, trang 1013 -1021, 2016.
  • Mô tả sự hình thành dịch vụ phân cấp ứng dụng hàm thứ bậc cao, Takao Nakaguchi, Yohei Murakami, Lin Donghui, Toru Ishida, ,Tập san luận văn tiếng Nhật của Hội học thuật viễn thông điện tử (IEICE), Vol.J99-B No.10, trang 834-842 , 2016.
  • Hệ thống hỗ trợ đa ngôn ngữ cho Hội thảo quốc tế, Nakaguchi Takao, Otani Masayuki, Takasaki Toshiyuki, Ishida Toru, Tập san luận văn của Hiệp hội xử lý thông tin, Vol. 58, No. 1, 2017.
  •   

Luận văn uỷ thác biên soạn

  •   

Hội thảo học thuật quốc tế - Có bình duyệt

  •    
  • "Phát triển máy chủ proxy để bảo vệ quyền riêng tư khỏi việc phát tán thông tin", Shozo Naito, Hong Seung Ko, Makoto Hirose, Takao Nakaguchi, European Conference on Operational Research, 2006.
  • "Cơ sở hạ tầng cho tổ hợp dịch vụ ngôn ngữ", Yohei Murakami, Toru Ishida, Takao Nakaguchi, Semantics, Knowledge and Grid (SKG), 2006.
  • "Mô hình hoạt động phi lợi nhuận dành cho ngôn ngữ mạng lưới Grid",Toru Ishida, Akiyo Nadamoto, Yohei Murakami, Rieko Inaba, Tomohiro Shigenobu, Shigeo Matsubara, Hiromitsu Hattori, Yoko Kubota, Takao Nakaguchi, Eri Tsunokawa, Hội thảo quốc tế về khả năng tương tác toàn cầu của tài nguyên ngôn ngữ (ICGL), 2008.
  • "Quản lý dịch vụ ngôn ngữ bằng ngôn ngữ mạng lưới Grid", Yohei Murakami, Donghui Lin, Masahiro Tanaka, Takao Nakaguchi, Toru Ishida, Language Resources and Evaluation (LREC), 2010.
  •    
  • "Ngôn ngữ mạng lưới Grid mở- hướng tới một cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ toàn cầu", Toru Ishida, Yohei Murakami, Donghui Lin, Takao Nakaguchi, Masayuki Otani, Academy of Science and Engineering, 2015.
  • "Ngôn ngữ Mashup: Ngôn ngữ mạng lưới cá nhân Grid dành cho tài nguyên ngôn ngữ", Masayuki Otani, Takao Nakaguchi, Donghui Lin, Yohei Murakami, Toru Ishida, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ toàn cầu (WLSI2015), 2015.
  • "Hệ thống chơi game đa tác nhân dành cho giao tiếp đa ngôn ngữ", Yuu Nakajima, Reiko Hishiyama, Takao Nakaguchi, International Conference on Culture and Computing, 2015.(demo paper)
  • "Hướng đến một cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ cho môi trường mạng di động", Nguyen Cao Hong Ngoc, Donghui Lin, Takao Nakaguchi, Toru Ishida, 10th edition of the Language Resources and Evaluation Conference (LREC 2016), 2016.(poster session)
  • "Hàm thứ bậc cao dành cho mô hình hoá các ràng buộc của dịch vụ phân cấp", Takao Nakaguchi, Yohei Murakami, Donghui Lin, Toru Ishida, IEEE International Conference of Service Computing (SCC 2016), 2016.
  • "Quản lý sự kiện cho các hành động đồng thời trong IoT", Masayuki Otani, Toru Ishida, Yohei Murakami, Takao Nakaguchi, IEEE World Forum on Internet of Things (WF-IoT2016), 2016.
  • "Một bản thể cho khả năng kết hợp dịch vụ ngôn ngữ", Yohei Murakami, Takao Nakaguchi, Donghui Lin, Toru Ishida, Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ toàn cầu (WLSI-3), 2016.
  • "Kết hợp nhập dữ liệu bởi con người và dịch vụ ngôn ngữ nhằm cung cấp hệ thống hỗ trợ đa ngôn ngữ cho các hội thảo chuyên đề quốc tế",Takao Nakaguchi, Masayuki Otani, Toshiyuki Takasaki, Toru Ishida, Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ toàn cầu (WLSI-3), 2016.
  • "Liên kết cơ sở hạ tầng dịch vụ ngôn ngữ để hợp tác toàn cầu", Takao Nakaguchi, Yohei Murakami, Donghui Lin, Toru Ishida, Hội thảo quốc tế về văn hoá và máy tính, 2017.

Hội thảo học thuật trong nước - Không có đánh giá

  • "Hệ thống chèn biểu cảm tự động MorPH," Tetsuya Maeshiro, Naofumi Higuchi, Takao Nakaguchi, Báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội xử lý thông tin, “Khoa học Thông tin Âm nhạc”, 1999.
  • "Lắp đặt hệ thống biểu cảm tự động MorPH", Tetsuya Maeshiro, Naofumi Higuchi, Takao Nakaguchi, Báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Xử lý Thông tin, “Khoa học Thông tin Âm nhạc”, 1999.
  • ”Khảo sát về phương pháp soạn nhạc sử dụng thang âm”, Naofumi Higuchi, Takao Nakaguchi, Tetsuya Maeshiro, Báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Xử lý Thông tin, “Khoa học Thông tin Âm nhạc”, 1999.
  • "Ngôn ngữ mô tả kèm biểu cảm của hệ thống chèn biểu cảm tự động MorPH",Takao Nakaguchi, Naofumi Higuchi, Tetsuya, Báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Xử lý Thông tin, “Khoa học Thông tin Âm nhạc”, 1999.
  • "Những dự án chưa khám phá - Hiện tại, đúng lúc mau mải", Kennosuke Wada, Keiko Wada, Takao Nakaguchi, Kazuaki Hoshi, Isamu Kaneko, Ishii Takuro, Daisuke Kuroda, Taihe Nishio, , Hội thảo lập trình lần thứ 43 của Hiệp hội Xử lý Thông tin (43-9), 2002.
  • "Phương pháp làm aspect code sử dụng GUI trang bị tính năng mạng network" ,Takao Nakaguchi, Makoto Hirose, Keiichi Yamagata, Takao Nakaguchi, Makoto Hirose, Keiichi Yamagata, Hội Nghiên cứu Thông tin Kiểm soát Hệ thống, Proc.    
  • ”Tự động hóa quá trình lắp đặt tính năng chia sẻ mạng network có sử dụng AOP và chú thích siêu dữ liệu Metadata", Takao Nakaguchi, Makoto Hirose, Keiichi Yamagata, Hội Khoa học Phần mềm Nhật Bản, Hội nghị lần thứ 22, 2005.
  •    
  •    
  •   
  • "Cấu trúc mạng lưới Grid nhằm hợp thành dịch vụ ngôn ngữ", Yohei Murakami, Tomohiro Shigenobu, Takao Nakaguchi, Toru Ishida, Hội thảo tổng hợp Hội học thuật Điện tử, Thông tin và Truyền thông (IEICE), 2007.
  •        
  • ”Sử dụng môi trường chơi game để phân tích giao tiếp đa ngôn ngữ”, Yu Nakajima, Reiko Hishiyama, Lin Donghui, Takao Nakaguchi, Hội thảo toàn quốc lần thứ 75 của Hiệp hội Xử lý Thông tin, 2013.
  •        
  •        
  •        
  • "Phân tích phương thức nhập dữ liệu liên kết cho hỗ trợ đa ngôn ngữ sử dụng phương pháp Wizard of Ox", Yohei Yamazaki, Takao Nakaguchi, Masayuki Otani, Toru Ishida, Báo cáo kỹ thuật của Hội học thuật Điện tử, Thông tin và Truyền thông (IEICE), 2017.

Những hỗ trợ nghiên cứu giành được

  • Cơ cấu xúc tiến xử lý thông tin - Dự án sáng tạo những phần mềm chưa được khám phá - "Hệ thống cấu trúc chung cho không gian ảo tương ứng với mạng network kiểu hai chiều", đồng nghiên cứu và phát triển, 2000.
  • Cơ cấu xúc tiến xử lý thông tin - Dự án sáng tạo những phần mềm chưa được khám phá - "Mô phỏng thế giới 3D dạng thông tin hai chiều", đồng nghiên cứ và phát triển, 2001.
  • Cơ cấu xúc tiến xử lý thông tin - Dự án sáng tạo những phần mềm chưa khám phá - "Hệ thống quản lý chủ sở hữu và chia sẻ đối tượng với nền tảng là dựa trên ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML”, đại biểu, 2002.

Giải thưởng nhận được

  • Giải thưởng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc Học viện Máy tính Kyoto, 1995
  • Giải khuyến khích Yamauchi của Hiệp hội Xử lý Thông tin - "Những dự án chưa khám phá - Hiện tại, đúng lúc gấp rút", 2002.
  •   
  • Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, 2006
  • Giải xuất sắc tại Đại hội của Hiệp hội Xử lý Thông tin, "Tự động binding trong dịch vụ Web phức hợp - Lắp đặt Web phức hợp ngôn ngữ mạng lưới Grid", 2007.