Skip to main content

Về việc thành lập trường

Nhân dịp thành lập trường, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những lời động viên từ bạn bè trong và ngoài Nhật Bản đối với việc thử thách với đào tạo ngành IT mới mẻ của trường chúng tôi.

Masao Horiba, Cố vấn cao cấp nhất Công ty cổ phần Horiba

Người khởi xướng thành lập trường
Người sáng lập Công ty cổ phần Horiba

Masao Horiba (đã mất)

Horiba lấy "Vui vẻ và thú vị" làm phương châm của công ty. Ở Nhật, trong việc học tập học vấn, kỹ thuật và trong cả công việc, nhận thức đầu tiên của mọi người đều là "khó" và "khổ", đến mức mà Horiba đã phải đề ra một phương châm như vậy.

Việc học tập, tiếp thu kĩ thuật, làm những công việc chế tạo vốn dĩ đều là những việc thú vị.Nhưng nền giáo dục tập trung vào kết quả kiểm tra, thi cử của Nhật Bản không thể dạy cho học sinh hiểu được sự thú vị ấy.

Bản chất của con người là sinh vật có tính tò mò cao hơn so với những loài động vật khác, vì vậy dựa trên bản tính này, xuất phát điểm của giáo dục phải là "giáo dục với hứng thú, đam mê".

Với xuất phát điểm là sự hứng thú, đam mê, một khía cạnh quan trọng trong giáo dục trí tuệ chính là dạy cho học sinh hiểu sự thú vị trong tìm hiểu và làm rõ chân lí, hay mài giũa kĩ thuật.

Nhật Bản có hơn 600 trường đại học, nhưng không phải tất cả sinh viên học tập tại các trường đại học này đều trở thành nhà nghiên cứu.80% trong số đó sẽ ra ngoài xã hội, tự kinh doanh, hoặc làm trong các ngành nghề khác nhau, vì vậy các trường đại học nói chung phải nhạy cảm hơn nữa với "nhu cầu của xã hội".Tuy nhiên, các trường đại học lại bàng quan với điều này và vẫn thực thi chương trình đào tạo y như cũ, do vậy học vấn mà các trường đang dạy không hề có sức sống.

"Tri thức sống" hẳn là "kiến thức, kĩ thuật hữu ích trong thực tế", hơn nữa là "kiến thức, kĩ thuật thích ứng với thời đại mới". Tuy nhiên, tôi không tin tưởng vào thứ thường được gọi là "đào tạo ứng dụng cấp tốc". Bởi lẽ nếu bạn có thể hiểu được cái cơ bản trong mặt học thuật, bạn cũng sẽ có thể lĩnh hội bất cứ kĩ thuật nào.Đặc biệt trong thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng như là máy tính, việc đào tạo thực chất là vô cùng cần thiết. Tôi hi vọng rằng Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto sẽ coi trọng nền tảng là đào tạo thực chất, phát triển thành một viện đào tạo sau đại học dạy dỗ "tri thức, kĩ thuật sống" một cách "vui vẻ và thú vị".

Hiện nay, các cải cách như là hợp nhất các trường đại học thành các tập đoàn hành chính độc lập vẫn đang được tiến hành, nhưng tôi cho rằng sự nhanh nhạy của nhà quản lý, điều hành giáo dục trong việc điều hành trường đại học, viện sau đại học với sự khác biệt như thế nào trong tương lai vẫn sẽ được quan tâm.

Cho đến nay, có vẻ như trong việc thành lập đại học, viện sau đại học, mọi người vẫn đặt trọng tâm xét duyệt là đánh giá nội dung đào tạo và luận văn, thành tích của từng giáo sư. Lần này, các viện sau đại học chuyên môn, vv được khuyến khích tuyển chọn những người có kinh nghiệm thực tế làm giảng viên, nhưng đó đơn thuần chỉ là mở rộng phạm vi tuyển dụng giảng viên, mà chưa phải là biện pháp cải thiện.

Phải điều hành trường đại học với tầm nhìn thời đại như thế nào, với triết lý và quan điểm sống ra sao, nói cách khác là khả năng lãnh đạo của trường mới là trọng tâm của cải cách.Tôi hi vọng rằng sẽ có một viện sau đại học là hình mẫu của viện sau đại học chuyên môn kiểu mới ra đời.

Ở Kyoto có hàng loạt các công ty khởi nghiệp quy mô lớn đáng ngưỡng mộ, là nơi có truyền thống định hướng sản phẩm thực tế, là vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng những cách tân, đổi mới. Như vậy, nếu theo ý nghĩa đó, có thể nói việc thành lập một viện đào tạo chuyên môn sau đại học đào tạo ra những người làm việc trong thực tế tại Kyoto là thu được lợi ích từ mảnh đất này. Cuối cùng, tôi xin dùng một câu nói theo phương ngữ Kyoto để kết thúc: "Một viện sau đại học như vậy trước hết cần nhanh chóng thành lập, ưu tiên hơn bất cứ việc gì khác."
 

Năm 2003 Nhân dịp thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto

14/07/2015 Qua đời


Tiến sĩ McKenzie

Người khởi xướng thành lập trường

Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ Rochester - Mỹ

   

   
Provost Emeritus
Rochester Institute of Technology

Hiện nay, Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI) đang đề xuất một chương trình dành cho viện đào tạo sau đại học với trọng điểm là công nghệ kiểu mới sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh. Công nghệ này vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng là lĩnh vực được mọi người gọi với cái tên công nghệ "kinh doanh web" (hay kinh doanh điện tử). Mặc dù công nghệ này có tác động to lớn đến nhiều loại hình kinh doanh và các ngành nghề, nhưng tại Nhật Bản gần như là không có trường đại học nào cung cấp chương trình để đáp ứng công nghệ này. Loại chương trình như vậy có thể được cung cấp trong các trường đào tạo kinh doanh, nhưng các môn học cần đảm nhiệm trong chương trình này mang tính chuyên môn sâu, vậy nên thực trạng hiện tại là tại các trường đào tạo kinh doanh hầu như không có giảng viên được trang bị chuyên môn kỹ thuật cao như vậy.

Trong các trường công nghiệp, đội ngũ giảng viên hầu như không có liên quan với giới kinh doanh, vì vậy các trường công nghiệp cũng e dè trước chương trình như vậy. Với các giảng viên hệ kỹ thuật, thay vì nỗ lực giải quyết các vấn đề trong kinh doanh mà họ "hết sức hứng thú", họ có mối quan tâm sâu sắc hơn với việc sử dụng công nghệ máy tính để xử lý vấn đề mang tính kĩ thuật mà họ quen thuộc và "hết sức hứng thú".

Những khoảng trống tạo ra bởi vậy thường lại được lấp đầy bởi các khóa đào tạo hay dịch vụ đào tạo được cung cấp bởi các nhà sản xuất IT như là Cisco, Oracle, Fujitsu, NEC, vv. Tuy nhiên, KCGI cho rằng chương trình công nghệ kinh doanh trực tuyến nên được đào tạo bởi các tổ chức giáo dục chính quy. Ngoài ra, KCGI cũng cho rằng chương trình như vậy cần phải có nhiều tài liệu liên quan đến công nghệ hơn so với suy nghĩ hiện tại, và các trường như KCGI, nơi có nhiều chuyên gia đào tạo về công nghệ cần đóng vai trò quan trọng hơn nữa.

Do đó, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của mình với việc KCGI khởi động chương trình "Công nghệ kinh doanh trên nền tảng web" làm chương trình đầu tiên của viện đào tạo sau đại học.

Năm 2003 Nhân dịp thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto

08/11/2016 Qua đời