Lễ tang, lễ truy điệu của trường
Điếu văn
Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đã tổ chức lễ tang và lễ truy điệu cho thầy Hiroshi Hagihara, hiệu trưởng đầu tiên của trường.Đại diện cho Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, Học viện Máy tính Kyoto và tập đoàn KCG, chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất.
Thầy Hagihara là một trong những người đi đầu trong nghiên cứu công nghệ thông tin ở Nhật Bản, tháng 4 năm 2004 Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, là trường đào tạo kỹ sư chuyên môn IT bậc sau đại học đầu tiên ở Nhật Bản, đã có vinh dự được đón thầy về làm hiệu trưởng đầu tiên.Trong thời gian ở trường, thầy đã dành tất cả sức lực cống hiến cho việc đào nhân lực IT có trình độ chuyên môn.Sau khi nghỉ hưu vào năm 2008, thầy trở thành giáo sư danh dự, vẫn tiếp tục hỗ trợ trường về nhiều mặt.Đối với đội ngũ cán bộ nhà trường chúng tôi, mất đi thầy giống như mất đi một cột trụ lớn, là một điều hết sức đau buồn.Tuy nhiên, chúng ta không thể cứ mãi chìm trong khổ đau.Khắc ghi lời dạy quý giá của thầy Hagihara trong tim, chúng tôi nhắc mình nhớ lại về lời thề khi vào trường, đó là làm tròn trách nhiệm xã hội của một cơ sở giáo dục, liên tục nỗ lực để tiếp tục đóng góp cho xã hội.
Thầy Hiroshi Hagihara sinh ngày 27 tháng 6 năm 1926, tại thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa.Sau khi tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Điện Khoa Kỹ thuật trường Đại học Kyoto năm 1950, thầy vào làm việc cho Hiệp hội Truyền thông Nhật Bản (Đài NHK), nghiên cứu về mạch điện, lý luận thông tin và phương thức truyền thông trong bộ phận nghiên cứu và phát triển của đài.Năm 1957, thầy chuyển về làm việc tại Khoa Kỹ thuật trường Đại học Kyoto, là một trong những cây bút tiên phong về máy tính toán điện tử (hiện giờ gọi là máy tính), là một lĩnh vực mà hòi đó xã hội chưa nhiều người biết đến.Năm 1958, thầy tham gia phát triển chiếc máy tính đầu tiên của Đại học Kyoto, KDC-1.Với mục tiêu phát triển là vận hành được máy tính một cách ổn định sử dụng các linh kiện bán dẫn như tranzito, đi-ốt, thầy đã tham gia vào cải thiện mạch tranzito của chiếc máy tính, có những đóng góp to lớn cho việc nâng cao tính tin cậy của phần cứng máy.Ngoài ra, thầy cũng tham gia vào phát triển phần mềm cơ bản cho máy.Sau đó, từ năm 1961, thầy tham gia vào phát triển kiểm soát vi chương trình (microprogram) làm máy tính toán bất đồng bộ. Phương thức này khiến vi chương trình trở nên khả biến, các mệnh lệnh cho máy tính có thể thay đổi tùy vào mục đích, các mạch được vận hành bất đồng bộ nhằm tăng tốc độ xử lý, ngoài ra còn sử dụng khả năng lưu trữ của màng từ tính mỏng, cho phép làm ra những chiếc máy tính tốc độ cao.Thành quả của những cải tiến trên là chiếc máy tính TOSBAC-3400.Đây là một cỗ máy vĩ đại mang tính lịch sử, hiện đang được lưu trữ trong Bảo tàng KCG của trường (Tầng 1 Cơ sở Trước ga Kyoto).
Năm 2009, Hiệp hội Xử lý Thông tin đã công nhận TOSBAC-3400 là Di sản Công nghệ Xử lý Thông tin Hạng 1 của Nhật Bản.
Trong những ngày đầu của quá trình phát triển chiếc TOSBAC-3400, thầy Hagihara đã góp công nghiên cứu ra compiler cho các ngôn ngữ Assembly, FORTRAN, ALGOL 60, dồn sức vào tăng tốc độ xử lý, là một con người có công rất lớn trong sự phát triển của mạng lưới các trung tâm máy tính cỡ lớn của Nhật Bản.Đồng thời thầy cũng giúp thành lập trung tâm máy tính cỡ lớn của trường Đại học Kyoto, sáng lập Khoa Khoa học thông tin trong trường, lập nền móng cho Khoa Nghiên cứu Khoa học thông tin của hệ đào tạo Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto ngày nay.Ở Đại học Kyoto, thầy đã được phong là Giáo sư Danh dự.Ngoài ra thầy còn góp công thành lập Hiệp hội Xử lý Thông tin và từng làm Chủ tịch, Hội trưởng, Phó hội trưởng, là Hội viên kỳ thứ 16 của Hội nghị Học thuật Nhật Bản, trưởng ban Ủy ban Liên lạc Nghiên cứu Công nghệ Thông tin.Thầy đã viết nhiều luận văn và văn bản dưới tư cách học giả, nhà nghiên cứu, nếu tính cả đồng sáng tác, chấp bút một phần thì thầy đã có 22 luận văn, ngoài ra có 75 bài báo đăng trên các tạp chí học thuật.Thầy đã luôn là người dẫn dắt cho ngành công nghệ thông tin của Nhật Bản.
Sau khi nghỉ hưu ở Đại học Kyoto, thầy đến làm giáo sư ở Khoa Kỹ thuật Đại học Ryukoku, sau đó Tập đoàn KCG có vinh dự được đón thầy về.Năm 1995, khi Viện Nghiên cứu Công nghệ Thông tin của Học viện Máy tính Kyoto được thành lập, thầy đã trở thành viện trưởng, tham gia vào nghiên cứu và đào tạo.Thầy Hagihara đã cải tiến chương trình giảng dạy kỹ thuật cho Cơ sở Rakuhoku của trường.Thầy đã tham khảo chương trình giảng dạy của Ngành Công nghệ Thông tin Khoa Kỹ thuật trường Đại học Kyoto, và đem những cải thiện vào chương trình giảng dạy hệ 3 năm Khoa Công nghệ Thông tin của trường chúng tôi.Đến tháng 4 năm 1996, thầy đã kết hợp Khoa Công nghệ Thông tin hệ 3 năm với hệ 4 năm, thành lập ra Khoa Công nghệ Máy tính hệ 3 năm.Trong chương trình giảng dạy mới ấy có những môn mà thời đó các trường khối kỹ thuật khác chưa giảng dạy, ví dụ như mạng máy tính, lý luận ngôn ngữ, hệ thống trực tuyến, lý thuyết đa phương tiện, khoa học nhận thức, nhận biết quy luật, trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia (expert system), nhờ vậy mà có thể cung cấp cho học viên những tri thức, kỹ thuật tân tiến và phong phú nhất.Trong một bài báo của tập san học viên do Viện nghiên cứu Công nghệ Thông tin trường xuất bản năm 1996, đã có một lời nhắn gửi như thế này: "Dưới sự chỉ dẫn của Viẹn nghiên cứu Công nghệ Thông tin, chúng ta đã mở được Khoa Công nghệ Thông tin hệ 4 năm, là điều mà chưa trường cao đẳng nào khác làm được, về mặt chương trình giảng dạy và giáo viên Khoa của chúng ta được trang bị đầy đủ hơn khoa liên quan đến công nghệ thông tin của các trường đại học hệ 4 năm, tin chắc rằng có thể đào tạo ra được những học viên ưu tú.Khoa Công nghệ Thông tin của Cơ sở Rakuhoku hồi đó được gọi bằng cái tên thân mật là "Trường của thầy Hagiwara".Cuói cùng đến năm 2005, Khoa được Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT) công nhận là khoa đào tạo nhân lực có trình độ cao.
Sau khi thầy Toshio Ueno rời khỏi Viện Nghiên cứu Công nghệ Thông tin của trường, Viện đã được tái cơ cấu trở thành Viện Nghiên cứu Thông tin học, và thầy Hagihara trở thành viện trưởng đầu tiên.
Một bước ngoặt lớn đã đến với tập đoàn KCG chúng tôi vào năm 2003. Một bước ngoặt lớn đã đến với tập đoàn KCG chúng tôi vào năm 2003. Tháng 4 năm đó, chế độ trường đào tạo chuyên môn sau đại học được áp dụng, và chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, là trường đào tạo chuyên môn sau đại học ở Nhật Bản. Ngày 1 tháng 11 năm 2003, tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Học viện Máy tính Kyoto tổ chức tại Hội quán Quốc tế Kyoto, chúng tôi đã tuyên bố thành lập trường.Tháng 1 năm 2004, chúng tôi được MEXT cấp phép, tháng 4 năm đó Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto được thành lập.Thầy Hagihara đã dẫn đầu đội xin cấp phép thành lập trường, còn giới thiệu nhiều giáo viên ưu tú đến trường chúng tôi, nhiều người trong số đó là học trò, hậu bối của thầy.Là hiệu trưởng đầu tiên của trường, thầy đã có những nỗ lực thúc đẩy và nghiên cứu theo cách mà chưa trường đào tạo sau đại học nào ở Nhật từng làm.Từ đó Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đã tiếp tục lớn mạnh và phát triển, mở thêm được các cơ sở mới ở Sapporo và Kyoto, có lượng cán bộ nhà trường gấp đôi lúc mới thành lập, nhiều học viên tốt nghiệp trở thành những người lãnh đạo lĩnh vực xử lý thông tin ở cả trong nước và quốc tế.Trong Tuần báo Kinh tế Toyo số tháng 10/2012, trường đã được nêu tên là “trường phát triển nhanh nhất Nhật Bản”, điều này cho thấy trường được đánh giá rất cao, cũng tức là trường ngày càng được kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều cho xã hội. Người đã đặt nền móng cho chúng tôi, không ai khác, chính là thầy Hagihara.
Thầy Hagihara là người có tâm hồn thành thật và nồng hậu, được những nhà nghiên cứu xung quanh kính trọng vì tầm nhìn sâu rộng vào tương lai.Thầy cũng là người yêu thích thơ Hán, đã học về thơ từ khi còn đang làm việc ở trường Đại học Kyoto. Khi vào làm việc ở Học viện Máy tính Kyoto thầy đang là thành viên của Hiệp hội Thơ Hán Hữu nghị Nhật – Trung, đã có những bài giảng về thơ Hán, là một trong các môn học phổ quát tại Cơ sở trước Ga Kyoto của trường.Thầy nói về thơ Hán từ thời cổ đại ở Trung Quốc, giải thích chu đáo về thơ qua từng thời kỳ, vừa thưởng thơ vừa không quên bối cảnh lịch sử lúc bài thơ đó được làm ra.Thầy có thi danh là “Ngu Thạch”, đã đóng góp hai bài thơ tự sáng tác vào số thứ 5 của tạp chí Accumu – tạp chí nội bộ của tập đoàn KCG – xuất bản vào năm 1993, và từ đó mỗi năm thầy đều đăng những bài thơ mới.Các quy tắc của thơ Hán, đặc biệt là thơ cận đại, được đặt ra rất rõ ràng. Thầy từng nói rằng “Làm thơ giống như lập trình vậy. Sắp xếp từ ngữ theo đúng quy tắc, và tác phẩm sẽ tự đó mà thành.” Có lẽ ý thầy muốn nói rằng lý luận ngôn ngữ máy tính cũng có thể trở thành lý luận chung trong làm thơ Hán chăng?
Tôi muốn giới thiệu bài thơ Hán cuối cùng của thầy, được đăng trên số 16 của tờ Accumu phát hành năm 2007, tức là 7 năm trước.
Đình Mai Khai Hoa
Đình Tiền Mai Lão Thụ, Cây mơ già trước sân,
Nhật Noãn Số Khai Hoa. Nở muôn hoa ngày ấm
U Diễm Hoành Tà Ảnh, Đổ bóng kia u diễm,
Tiêu Dao Khí Khoái Tai. Tiêu dao mà khí khoái.
Ngu Thạch
Thầy còn là Phó chủ tịch Hiệp hội Thơ Hán Nhật – Trung. Thầy tham gia các buổi học thơ Hán hàng tháng tại chùa Myoshinji, đọc các bài thơ của mình và nhiệt tình góp ý cho thơ của các hội viên khác. Thầy thường xuyên dặn chúng tôi không được tự tiện cắt nghĩa Hán Tự, mà nhất định phải tham khảo từ điển Hán – Nhật.
Tháng 4 năm 2009, thầy nhận được Thụy Ngọc Chung Thụ Chương (Zuihosho), là huân chương cao quý nhất được chính Thiên Hoàng ban cho, toàn thể cán bộ trường đều vui mừng khôn xiết. Chúng tôi đã mong có thể tiếp tục dựa vào tài năng to lớn của thầy, nhưng giờ thì ra đã không bao giờ có thể gặp lại thầy Hagihara nữa, đây là điều mà chúng tôi vẫn chưa dám tin.Một mất mát quá lớn, không tìm được lời nào tả xiết.
Được thầy Hagihara dạy là vinh hạnh vĩnh cửu của toàn bộ học viên, cựu học viên, giáo viên và cán bộ trường chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm sẽ đưa những thành tựu của thầy đến cho muôn thế hệ tương lai. Sống theo những lời dạy của thầy, chính là cách trả ơn thầy tốt nhất.
Thầy Hagihara, cảm ơn thầy.Và cảm ơn bạn đã làm việc chăm chỉ.Mong rằng, rất mong rằng thầy sẽ được yên nghỉ.Tôi chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.
Chủ tịch Học viện Máy tính Kyoto – Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto
Wataru Hasegawa
2 mũ 6 năm đi cùng máy tính điện tử
Nhân lễ truy điệu thầy Hagihara ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ những ấn tượng của mình về thầy trong thời gian thầy làm giáo sư ở Đại học Kyoto, cụ thể là Khoa Kỹ thuật Toán học.
Thầy Hagihara là hiệu trưởng đầu tiên của trường KCGI chúng tôi, thầy Toshiharu Hasegawa là hiệu trưởng thứ hai, tôi là hiệu trưởng thứ ba. Tôi đã quen thầy Hagihara từ lâu, sau khi thầy chuyển từ Khoa Kỹ thuật Toán học trường Đại học Kyoto đến Khoa Công nghệ Thông tin, thầy Toshiharu Hasegawa đã tiếp quản các bài giảng còn lại ở Khoa Kỹ thuật Toán học, sau đó tôi tiếp quản Phòng thí nghiệm Hasegawa.Chuyện thế này sau đó còn xảy ra thêm một lần nữa, vì vậy tôi xin tự tiện được nói rằng mình giống như là đệ tử của thầy Hagihara vậy.
Thầy đến làm ở Ngành Kỹ thuật Điện tử thuộc Khoa Kỹ thuật ở Đại học Kyoto vào năm 1957, góp sắc thành lập Khoa Kỹ thuật Toán, Trung tâm Máy tính Cỡ lớn, Khoa Công nghệ Thông tin của trường, bản thân thầy cũng là giáo sư Khoa Kỹ thuật Toán. Năm 1990, thầy nghỉ hưu ở Đại học Kyoto.
Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với bài giảng của thầy Hagihara là khi tôi còn là sinh viên Khoa Kỹ thuật Điện. Tôi nhớ hồi đó tôi đang học một môn tên là “Mạch điện tử”. Hồi đó, tức là hồi khoảng năm 1960, máy tính còn được gọi là máy tính toán điện tử, nhưng tôi nhớ lại không có môn học nào tên là “Máy tính toán điện tử” cả.Trong thời kỳ ấy mà thầy Hagihara đã tham gia vào nghiên cứu và phát triển máy tính toán điện tử rồi, thật sự tôi chỉ biết ngả mũ kính phục tầm nhìn xa của thầy. Tôi có ấn tượng rằng các bài giảng của thầy rất khoa học và nói thẳng vào trọng tâm. Nhưng thầy lại không giải thích kỹ càng nội dung của bài học cho học viên, mà thường chỉ dạy khái quát bảo học viên hãy tự học phần còn lại.Tôi nghĩ đó là phong cách của phần lớn các bài giảng ở Đại học Kyoto hồi đó.Thầy Hagihara không hoạt ngôn mà còn khá trầm lặng, thầy làm chuyện gì cũng chăm chút và cẩn thận, nhưng với một học viên như tôi hồi đó thì thầy có một ấn tượng là người hơi khó gần.
Phải đến năm 1969, khi tôi được thuê làm trợ lý nghiên cứu ở Khoa Kỹ thuật Toán của trường, tôi mới có dịp đươc tiếp cận thầy Hagihara. Trong lúc làm việc ở Khoa, thỉnh thoảng tôi có dịp nói chuyện với thầy.Máy KT-Pilot, là mô hình mẫu cho chiếc máy tính TOSBAC-3400 mà tôi đã nhắc đến lúc nãy, thời gian đó đã gần như hoàn thành, được đặt ở tầng 2 của tòa nhà số 6 trong trường.Một ngày nọ, tôi có dịp đến xem nó, và thầy Hagihara đã trực tiếp giải thích cho tôi về KT-Pilot. Một ngày nọ, tôi có dịp đến xem nó, và thầy Hagihara đã trực tiếp giải thích cho tôi về KT-Pilot. Nó là một loại máy tính tốc độ cao mới sử dụng phương thức lập trình vi chương trình và mạch bất đối xứng, có một bảng phích cắm ở vị trí “trái tim”, khi thay đổi mạch điện nó có thể thực hiện được nhiều mệnh lệnh khác nhau.Những chuyện tường tận hơn thầy cũng có giải thích nhưng tôi hồi đó chưa hiểu được, nhưng từ đó tôi đã biết rằng thầy Hagihara là một người rất thân thiện và dễ gần, so với thời còn đi học thì đến lúc này tôi đã quen thân với thầy hơn khá nhiều.
Từ đầu những năm 1960, tôi đã được nghe về những nỗ lực tổng hợp của các thành viên trong phòng nghiên cứu nhằm hoàn thành KT-Pilot. Gần đây, một thầy giáo làm việc trong phòng nghiên cứu hồi đó đã cho tôi biết rằng vào lúc ấy, họ đang làm về ứng dụng ngôn ngữ Assembly, làm compiler cho các ngôn ngữ cấp cao như FORTRAN, ALGOL. Tôi nghĩ lý do khiến chiếc TOSBAC-3400 thành công về mặt thương mại không chỉ nằm ở phần cứng tốc độ cao của nó, mà còn nằm ở những phần mềm tân tiến nhất thời điểm đó mà nó được trang bị.
Như tôi đã nói ở trước, năm 1969 trường Đại học Kyoto phải đối đầu với một thử thách lớn, đó là tranh chấp trong trường. Phong trào sinh viên thời đó phát triển rất nhanh, được dẫn đầu bởi một nhóm tên là Zenkyoto hay Toàn Cộng Đấu, đúng như tên của mình đây là tập hợp của nhiều nhóm hoạt động nhỏ hơn, và trong số đó có cả những nhóm mang tư tưởng quá khích.Một vài học viên trong Khoa Kỹ thuật Toán cũng tham gia vào những nhóm này, kết quả là Khoa Kỹ thuật Toán phải chịu sóng gió của tranh chấp giữa những luồng tư tưởng. Tôi nghe nói một số học viên theo học thầy Hagihara cũng thuộc những nhóm này, có lẽ vì vậy mà phòng giáo sư của thầy bị học viên chiếm cứ trong vài tháng liền.Tôi nhớ mình đã thấy cờ của một nhóm nào đó được treo từ cửa phòng giáo sư.Thời gian này, tôi nghĩ thầy Hagihara cũng đã phải chịu nhiều khó khăn.
Thầy Hagihara viết rất nhiều luận văn và sách, nếu phải nêu ra một vài cuốn sách tiêu biểu thì tôi sẽ nói đến series “Lý luận Máy tính 1, 2, 3” được nhà xuất bản Asakura Shoten phát hành. Ba quyển sách này được xuất bản trong thời gian từ 1969 đến 1971, tức là trong khoảng thời gian trường đại học xảy ra tranh chấp như tôi vừa nói ở trên, thầy vẫn miệt mài viết sách. Thời gian đó chưa nhiều sách về máy tính bằng tiếng Nhật mà chỉ có tiếng Anh, nên tôi tin rằng ba quyển sách ấy, giải thích chi tiết cơ chế của máy tính bằng tiếng Nhật, đã khiến thầy được công nhận là chuyên gia máy tính hàng đầu ở Nhật Bản.Sau đó thầy được phong làm Hội trưởng Hiệp hội Xử lý Thông tin, hoạt động tích cực với tư cách một thành viên nòng cốt trong hội, tôi nghĩ đây chính là điểm khởi đầu cho quá trình hoạt động của thầy.
Khi nói chuyện với những cựu giáo viên từng làm trong phòng thí nghiệm của thầy Hagihara, tôi dần hiểu ra thêm những phương diện mói về con người thầy. Thầy rất thích lái ô tô, từng lái chiếc Publica yêu quý của mình đến Hakone dự hội nghị học thuật với học viên sau đó lại lái đến Izu, trong các buổi tiệc tùng của phòng thí nghiệm thầy luôn ở lại uống rượu vui vẻ đến tận lúc tàn tiệc. Nhiều người từng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của thầy hiện đang làm việc ở KCGI, điều này cho thấy thầy luôn chăm sóc rất tốt cho những học trò của mình, giống như một người cha vậy.
Khi nghỉ hưu ở Đại học Kyoto, thầy đã có một bài giảng kỷ niệm nói về hơn 30 năm làm việc của mình tại trường, tôi nhớ nó tên là “25 năm tại Đại học Kyoto”. Có thể trí nhớ của tôi không chính xác lắm, nhưng tôi vẫn có ấn tượng mạnh với việc thầy chọn số 25, chứ không phải là “hơn 30”, 2 mũ 5 tức là 32 năm, lựa chọn ấy khiến tôi cảm nhận được tình yêu của thầy với những chiếc máy tính toán. Thầy đã ở trong thế giới của máy tính đến tận khi mất, có lẽ phải hơn 60 năm, theo cách nói của thầy có lẽ sẽ là 26 năm, là 64. Trong suốt thời gian này thầy đã đi cùng những chiếc máy tính, có những đóng góp lớn cho sự phát triển của chúng. Sự thật này có lẽ sẽ mãi mãi còn lại trong ký ức mỗi người. Tôi thật sự mong rằng đến lúc này, thầy đã có thể yên nghỉ.
Ngày 8 tháng 2 năm 2014, Hiệu trưởng Trường �Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto
Toshihide Ibaraki