Skip to main content

(Cố) Hiệu trưởng đầu tiên: Hagihara Hiroshi

Hiroshi Hagiwara

Lý lịch

  • Bằng cử nhân, tiến sĩ Khoa Kỹ thuật trường Đại học Kyoto
  •  
 

Lời nhắn gửi

Chúng ta phải nhắm tới việc đào tạo ra nhân tài đầy tính sáng tạo, vì chính họ sẽ thúc đẩy những cải cách.

Máy tính ban đầu ra đời với tư cách là những cỗ máy để thực hiện các phép tính số học một cách nhanh chóng. Sau đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý thông tin, nhiều loại hệ thống thông tin được xây dựng, nói cách khác "xã hội thông tin hóa" đang phát triển. Ngoài ra, sự phát triển này còn dẫn đến sự phát triển của công nghệ truyền thông, những chiếc máy tính đã có thể truyền thông tin được cho nhau, sau đó tiến hóa thành mạng máy tính, cuối cùng trở thành mạng Internet quy mô toàn cầu của chúng ta ngày nay.

Sự phát triển hệ thống thông tin máy tính được ứng dụng trong mọi khía cạnh của xã hội, ngày nay, người ta đang đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, phức tạp trong mọi lĩnh vực

Khi ta thử lần theo quá trình phát triển tiến bộ của công nghệ thông tin, có thể thấy rằng từ trước đến nay trình tự thường là công nghệ mới được phát triển ra, sau đó thành quả của công nghệ ấy được đưa vào ứng dụng. Tuy nhiên, dần dần những yêu cầu của ứng dụng thực tiễn sẽ quay lại thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đó chính là xu hướng đang diễn ra hiện tại. Nói cách khác, công nghệ cơ bản và ứng dụng thực tiễn đang kích thích lẫn nhau, dẫn đến những bước phát triển mới.

Quản lý doanh nghiệp chính là một trong những lĩnh vực được ứng dụng công nghệ; cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta cũng yêu cầu phải có những thay đổi mang tính cách mạng trong phương thức kinh doanh. Hay nói cách khác, bất luận doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ, không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi việc chuyển đổi từ phương thức kinh doanh cũ sang phương thức kinh doanh mới. Cùng với sự phát triển của mạng Internet, công nghệ thông tin cũng đang được phát triển đa dạng.Sử dụng công nghệ đó, một phương thức kinh doanh mới cũng được sinh ra - kinh doanh trên nền tảng website. Ngày nay, nếu không áp dụng những công nghệ cùng phương thức kinh doanh mới ấy, việc xây dựng một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và hợp lý có thể coi là bất khả thi.

Để thực hiện những cải cách như thế trong quản lý doanh nghiệp, đầu tiên công ty cần có nguồn nhân lực ưu tú. Nguồn nhân lực có thể thực hiện những cải cách đó phải nắm rõ về quản lý doanh nghiệp, có tri thức về những công nghệ thông tin mới nhất, sở hữu năng lực dự đoán được những phát triển của công nghệ trong tương lai và khả năng sử dụng những phát triển ấy hiệu quả, hoặc năng lực phát triển những công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng thực tế.

Vậy, nhìn từ quan điểm đào tạo nguồn nhân lực như vậy, nền giáo dục hiện nay của Nhật Bản liệu đã có thể đáp ứng được yêu cầu đó chưa? Thật đáng tiếc, phải khẳng định rằng hình thức giáo dục đại học kiểu cũ không thể đáp ứng đầy đủ. Các trường đại học hiện tại thường tiếp cận sự phát triển từ góc nhìn hàn lâm, chú trọng nghiên cứu cơ sở, đặt trọng tâm là giáo dục và nghiên cứu trong một lĩnh vực chuyên môn nhỏ hẹp, giới hạn. Đương nhiên, những trường đại học đó vẫn đạt được thành tích rất tốt, nhưng họ chưa đào tạo, nuôi dưỡng đầy đủ tính mềm dẻo và linh hoạt trong học viên, năng lực mềm dẻo và linh hoạt này sẽ được ứng dụng trong thực tiễn.

Đặc biệt, trong những lĩnh vực như công nghệ thông tin, ta có thể thấy được sự phát triển tiến bộ diễn ra từng tháng từng ngày, hay những công nghệ mới và phương pháp mới phát triển mỗi ngày thì các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các ứng dụng thực tiễn phải được áp dụng.

Trong hoàn cảnh ấy, vào năm 2003 chính phủ Nhật đã thi hành "Chế độ trường đào tạo sau đại học chuyên môn". Hưởng ứng chính sách ấy, trường chúng tôi đã lên kế hoạch thành lập một trường đào tạo sau đại học mới, nhằm mục đích đào tạo ra những nhân tài như đã nói ở trên. May mắn được địa phương thấu hiểu và giúp sức, chúng tôi đã thành lập Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, là trường đào tạo sau đại học chuyên môn chuyên về Công nghệ Thông tin Ứng dụng đầu tiên của nước Nhật.

Trường chúng tôi đã biên soạn được các môn học mang tính thực tiễn, chuyên về công nghệ kinh doanh website có nhiều nét đặc thù, mà các trường đại học và trường đào tạo sau đại học trước đây chưa thể nghĩ đến được. Đội ngũ giảng viên của chúng tôi bao gồm những giáo viên giàu kinh nghiệm làm việc thực tế trong doanh nghiệp, đảm nhiệm việc giảng dạy những môn học ấy.

Đương nhiên chúng tôi cũng coi trọng học thuật mang tính cơ bản, lý luận, nuôi dưỡng khả năng tư duy và tính sáng tạo, vì đó là nguồn lực phát triển tương lai của mỗi trường đại học. Những môn học ấy ở trường chúng tôi được các giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy, sở hữu thành tích nghiên cứu học thuật xuất sắc đảm nhiệm.

Về tuyển sinh, chúng tôi chào đón học viên không phân biệt lứa tuổi, lý lịch, chấp nhận cả người đã đi làm, không giới hạn chuyên ngành của sinh viên thời học đại học, chấp nhận học viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau, ở cả ban tự nhiên và xã hội. Những học viên có xuất thân đa dạng phong phú ấy không chỉ ngồi nghe giảng dưới cùng một mái trường, mà còn học hỏi từ nhau, thu thập những tri thức và kỹ năng mà ở nơi khác không thể học được.

Dựa trên cấu trúc đã miêu tả ở trên, Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto nhằm đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực sở hữu năng lực thực tiễn mà xã hội thông tin hóa ngày nay yêu cầu, nguồn nhân lực đó còn sở hữu khả năng sáng tạo phát triển ra hệ thống đáp ứng được những ứng dụng công nghệ mới.

Chúng tôi rất kì vọng được đón tiếp những học viên mang khát vọng vươn cao cùng ý chí trở thành hạt nhân gánh vác xã hội thế kỷ 21 đến đăng ký nhập học.

Thành tích

Luận văn học thuật

  • "Phát hiện thời gian trễ và dao động trong đo lường hàm số tương quan và tín hiệu chu kỳ giữa tạp âm", Nghiên cứu Kỹ thuật NHK, 1956
  • "Về độ đáng tin cậy của máy móc", Electrical Review, 1958
  • "Vi lập trình và trang bị bộ nhớ cố định", Xử lý thông tin, 1964
  • "Về đánh giá hệ thống máy tính", Xử lý thông tin, 1972
  • "Sự phát triển của vi lập trình", Xử lý thông tin, 1973
  • "Về firmware", Xử lý thông tin, 1974

* Và 56 luận văn học thuật khác

Sách xuất bản

  • "Lý thuyết chung về máy tính điện tử 1", Asakura Shoten, 1969
  • "Lý thuyết chung về máy tính điện tử 2", Asakura Shoten, 1971
  • "Lý thuyết chung về máy tính điện tử 3", Asakura Shoten, 1971
  • "Cơ sở phần cứng của máy tính điện tử", Ohmsha, 1973
  • Hiroshi Hagihara, Makoto Nagao, Hoshino Satoshi, Kitagawa Ichi đồng tác giả, "Cơ sở phần mềm của máy tính điện tử" (Viết lời dẫn chương 1), Ohmsha, 1976
  • Hiroshi Hagihara, Ariyama Masataka, Kurozumi Yoshisuke đồng tác giả, "Cơ sở ngôn ngữ lập trình hiện đại", Ohmsha, 1983
  • Ariyama Masataka, Hiroshi Hagihara đồng biên tập, "Cơ sở lập trình hệ thống hiện đại", Ohmsha, 1984
  • Accumu | Tạp chí Hội cựu học viên Học viện Máy tính Kyoto