Skip to main content

Mark Hasegawa-Johnson

Mark Hasegawa-Johnson

Lý lịch

  • Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) trường Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, Thạc sỹ Khoa học (Master of Science) tại MIT, Tiến sỹ Điện - Khoa học Máy tính tại MIT, Ph.D
  • Giáo sư Đại học Illinois, Mỹ, Nghiên cứu viên điều tra tại Advanced Digital Science Center, Singapore, Nguyên Phó giáo sư Đại học Illinois, Nguyên Ủy viên Sau tiến sỹ của trường Đại học California, chi nhánh Los Angeles, Cựu Trợ lý Nghiên cứu tại Viện Đào tạo sau đại học ở MIT, Cựu Kỹ sư tại Viện nghiên cứu của Fujitsu, Nguyên Thực tập sinh công nghệ ở Motorola Corporate Research, Mỹ
 

Lời nhắn gửi

Trong hàng ngàn năm qua, chúng ta đã vận hành thế giới nơi mình đang sống bằng sức mạnh của sợi chỉ mang tên “thông tin”, sợi chỉ ấy nối giữa con người với con người.Con người được mệnh danh là “loài động vật biết nói”, khác biệt với những sinh vật khác nhờ khả năng truyền đạt những thông tin phức tạp cho nhau.

Lấy ví dụ, trong ngành nông nghiệp, thông tin và kiến thức là những điều cực kỳ quan trọng. Nếu không có kiến thức thì không thể chăm sóc cây lúa đến ngày trổ bông được.Cả ngành kiến trúc cũng phải dựa vào thông tin.Nếu không có kiến thức mà cố xây dựng một ngôi nhà cao tầng, thì có lẽ ngôi nhà đó chưa kịp xây xong đã sập mất rồi. Khoa học cơ bản là cuộc truy cầu kiến thức và thông tin, Khoa học ứng dụng biến thông tin đó thành sản phẩm, còn thương nghiệp thì biến thông tin thành tiền bạc và lợi nhuận.

Khoa học thông tin (Informatics) là bộ môn học về thông tin.Có thể coi Khoa học thông tin là bộ môn nằm trong các bộ môn chuyên ngành khác, học về phương pháp hệ thống hóa những kiến thức của các bộ môn đó, phương pháp giúp người trong những bộ môn đó truyền đạt những ký ức quan trọng nhất cho nhau, phương pháp tìm ra thông tin cần thiết để đối phó với những vấn đề mới. Sự phát triển của Khoa học thông tin mở đường cho sự phát triển của nông nghiệp, kiến trúc học, khoa học, công nghệ và thương mại. Chưa hết, sự tiến bộ của Khoa học thông tin còn giúp cho những bước phát triển tiếp theo của nó trở nên nhanh chóng, to lớn hơn. Cho đến thế kỷ 20, cụm từ “Mạng thông tin” – ý chỉ thông tin được kết và giăng ra như mạng nhện – mới chỉ là một phép ẩn dụ không hơn không kém, phần lớn thông tin ở thời điểm đó được lưu trữ bằng giấy và mực.Ấy thế mà trong thế kỷ 21, “sợi chỉ” thông tin đã trở nên nhẹ hơn tơ nhện, lan ra nhanh chóng hơn vết rạn trên mặt hồ băng, vững chắc hơn cả gốc cây sồi. Người ta có thể truyền đạt những điều mình vừa nghĩ ra đến với một người bạn sống ở tận phía bên kia thế giới trong thời gian không đáng là bao, chỉ thiếu điều không truyền tải được trước khi nghĩ ra mà thôi. Như một kết quả của điều đó, ngành Khoa học thông tin đang rất nhanh chóng lâm vào cảnh không bắt kịp đối tượng nghiên cứu chính của mình – thông tin – nữa, dẫn đến tình trạng lạc hậu so với thực tiễn.Vì lượng thông tin chảy quanh thế giới chúng ta hàng ngày đã phồng lên lớn đến không tưởng tượng nổi, nên rất khó để một nhóm thiểu số những nhà khoa học thông tin có thể lý giải, liên hệ và sắp xếp được tất cả chúng lại. Trong hoàn cảnh lượng thông tin trao đổi giữa con người với con người tăng lên theo hàm số mũ, chúng ta đã phát minh ra những cỗ máy xử lý thông tin.Tuy nhiên chính những cỗ máy đó lại sản sinh ra thông tin mới, càng làm đẩy nhanh tốc độ phình to của lượng thông tin.

Việc thông tin tăng lên theo hàm số mũ này là một thử thách rất khó khăn, nhưng đồng thời cũng có thể coi là một cơ hội lớn.Những vấn đề khó khăn bao gồm phổ biến cho mọi người về Khoa học thông tin, tạo ra trí tuệ nhân tạo cần thiết cho việc quản lý dòng chảy thông tin, và nuôi nấng trí tuệ nhân tạo đó.Còn cơ hội ở đây là bởi vì chừng nào tất cả mọi nỗ lực của con người đều còn cần đến thông tin, cơ hội của bất kỳ lĩnh vực nào đều là cơ hội của Khoa học thông tin cả.Thông tin (khoa học) gánh vác sự phát triển của nông nghiệp, kiến trúc học, khoa học, công nghệ và thương mại, còn người gánh vác ngành Khoa học thông tin chính là chúng ta.

Bộ môn phụ trách

  • Lý thuyết tiên tiến Khoa học thông tin ứng dụng

Lĩnh vực chuyên môn

  • Giáo sư Hasegawa-Johnson là một chuyên gia trong xử lý tiếng nói và ngôn ngữ tự nhiên. Nói rộng hơn, ông theo dõi và báo cáo về những phát triển trong mọi lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

Thành tích

Giáo sư Hasegawa-Johnson là tác giả và đồng tác giả của 58 bài báo và chương sách được xuất bản, 188 luận văn hội thảo được bình duyệt, và 50 bản tóm tắt được xuất bản cho các luận văn.

Dưới đây là những xuất bản phẩm được tham khảo nhiều nhất của ông, theo Google Scholar: