Skip to main content

Masaharu Imai

Masaharu Imai

Lý lịch

  • Cử nhân Kỹ thuật Đại học Nagoya, Tiến sỹ Đại học Nagoya (Chuyên ngành Kỹ thuật Thông tin), Tiến sỹ Kỹ thuật
  • Giáo sư danh dự Đại học Osaka, Cựu Giáo sư Đại học Osaka, Cựu Giáo sư Đại học Khoa học Kỹ thuật Toyohashi (Toyohashi University of Technology, TUT), Nguyên Phó giáo sư khách mời Đại học South Carolina, Mỹ
  • IEEE Lifetime Member,IEEE Standard Association Member,IFIP Silver Core Member,IFIP TC10 WG10.5 Member, Hội viên Hiệp hội Xử lý Thông tin, Hội viên Hội Nghiên cứu Truyền thông Thông tin Điện tử, Khách mời Ủy ban Kỹ thuật Thiết kế Hệ thống và Chất bán dẫn thuộc Hiệp hội Công nghệ Thông tin Điện tử Nhật Bản JEITA, CEO công ty Asip Solutions.

Lời nhắn gửi

 Trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ rô-bốt được cho rằng sẽ thay đổi các ngành công nghiệp trong tương lai một cách to lớn.

Trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự xuất hiện của nguồn sức mạnh mới mang tên "đầu máy hơi nước" đã làm thay đổi cơ cấu của các ngành sản xuất.Sau đó, trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, việc sử dụng "điện" và "dầu mỏ" đã tạo nền tảng cho sản xuất hàng loạt, công nghệ sản xuất ấy đã lại làm thay đổi cơ cấu của các ngành công nghiệp.Tiếp theo, trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, việc tự động hóa xử lý thông tin bằng "máy tính" đã đóng vai trò chính trong thay đổi cơ cấu công nghiệp.

Hiện tại là thời kỳ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, càng lúc càng nhiều "vật chất" sẽ được kết nối với mạng Internet, được điều khiển bởi AI, sinh ra cơ cấu sản xuất mới.  Các công nghệ IoT và AI là không thể thiếu để tạo ra những chú robot thông minh có thể cử động.

Ảnh hưởng lớn nhất của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cho phép trao đổi thông tin giữa máy móc, điều khiển máy móc (Machine to Machine - M2M) mà không cần sự can thiệp của con người.Trong hệ thống từ trước đến nay, máy tính thu thập thông tin từ mạng Internet và phân tích, nhưng sau đó vẫn cần con người xem thông tin để đưa ra quyết định, nhưng sau này dần dần máy tính sẽ có khả năng tự xem thông tin và đưa ra phán đoán có kiến thức, không cần con người can thiệp nữa.Và máy tính còn đang dần có năng lực tự học hỏi, không cần con người phải dạy cho nữa.

Từ trước đến nay, mọi việc xử lý thông tin đều được máy tính phán đoán và thực hiện tuân theo phần mềm do con người thiết kế, tuy nhiên khi công nghệ Học máy (Machine Learning) của trí tuệ nhân tạo AI ngày một phát triển, máy tính sẽ có khả năng tự học, tự đưa ra phán đoán của riêng mình.Trong các trò chơi trí tuệ như cờ vây hay cờ shogi, trong nhiều năm người ta đã luôn nghĩ rằng máy tính sẽ rất khó thắng được con người, nhưng bây giờ thì máy tính đã có thể thắng được người rồi, đó là nhờ những tiến bộ của công nghệ phân tích Big Data (phân tích lượng dữ liệu lớn để đưa ra phán đoán hợp lý nhất) và công nghệ học máy.

Như thế, vai trò của con người trong xã hội cũng sẽ thay đổi,Có người khẳng định rằng rồi nhiều công việc mà con người đang làm hiện này sẽ bị AI cướp mất, sẽ có rất nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, nhưng tôi thì không nghĩ thế.Quả thật cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khiến cho một số ngành nghề không cần đến con người làm nữa, nhưng đồng thời nó cũng sẽ sinh ra những ngành nghề mới.Những thay đổi như thế này cũng đã xảy ra trong các cuộc Cách mạng công nghiệp lần trước.

Mục tiêu của nhân loại trong thế kỷ 21 là giải quyết những vấn đề xã hội mà họ đang gặp phải, xây dựng một xã hội bền vững nơi con người có thể sống hạnh phúc. Đây chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ.Để giải quyết đa dạng những vấn đề của xã hội chúng ta, tôi nghĩ sẽ cần phải phát huy năng lực to lớn của IoT và AI.

Chúng ta hiện đang sống ở một điểm chuyển giao lớn của công nghệ.Tôi rất mong các bạn sinh viên sau này sẽ đem những tri thức, công nghệ và cách suy nghĩ đã học ở trường áp dụng vào con đường mình đi, cuối cùng sẽ cống hiến cho xã hội.

Bộ môn phụ trách

  • IoT và mạng không dây
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • Phương pháp tối ưu hóa thiết kế hệ thống điện tử
  • Phương pháp phát triển vi xử lý máy tính
  • Ứng dụng công nghệ LSI vào y học

Thành tích

Sách xuất bản

  • Naohiko Takeda, Hajime Ohiwa, Masaharu Imai, các tác giả khác, "Phương pháp tạo phần mềm thực tiễn", Nhà xuất bản CQ, ISBN4-7898-3474-3 C3055, 1988
  • Naoshi Sugiyama, Masaharu Imai giám sát, Naoshi Sugiyama, Masaharu Imai, tác giả khác, "Silicon compiler thiết kế siêu LSI", nhà xuất bản Science Forum, 1988
  • Sowa Masahiro biên tập, Sowa Masahiro, Tatsuya Yanase, Masaharu Imai, tác giả khác, "Công nghệ máy tính cơ sở", Shokodo, ISBN4-7856-3081-7, 1992
  • Masaharu Imai biên tập, Masaharu Imai, tác giả khác, "Cơ sở và ứng dụng công nghệ ASIC", Hội Nghiên cứu Truyền thông Thông tin Điện tử (Corona-sha), SBN4-88552-119-X, 1994
  •        
  •    
  • Ittetsu Taniguchi, Masaharu Imai, and Francky Catthoor, Design Methodology for Reconfigurable Processors, Lap Lambert Academic Publishers ISBN 978-3-8383-8928-8, 2011
  • Masaharu Imai biên tập, Masaharu Imai, Teruo Higashino, Yoshinori Takeuchi, Masayuki Hashimoto, "Mạch lý luận", Ohmsha, ISBN978-4-274-21806-4, 2016

8 sách khác

Luận văn học thuật

  •        
  •    
  •    
  •    
  •      

Hơn 200 luận văn khác

Biên dịch

  •       
  •       

Bằng sáng chế

  • Masaharu Imai, Yoshinori Takeuchi, Keishi Sakanushi, Takashi Hamabe, Kazuki Ohya, Abe Masaaki, "Phương pháp xử lý mã sửa lỗi và cách áp dụng", Đơn đăng ký số 2012-514716 (P2012-514716), Mã số đăng ký quốc tế PCT/JP2011/002639, Ngày đăng ký quốc tế 11/05/2011
  • Yoshinori Takeuchi, Masaharu Imai, Shouko Nakatsuka, "Phương pháp nén thông tin vật sống và thiết bị nén dữ liệu", Đơn đăng ký chưa được kiểm tra 2015-88911 (P2015-88911A), Ngày công bố 07/05/2015

Giải thưởng nhận được

  • IEEE Life Member
  • ACM Service Award
  • IFIP Silver Core
  • Hội viên Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • Giải thưởng cống hiến Hội Nghiên cứu Truyền thông Thông tin Điện tử
  • Hội viên Hội Nghiên cứu Truyền thông Thông tin Điện tử
  • Takahiro Notsu, Hirofumi Iwato, Takuji Hieda, Huỳnh Long Kim, Hiroaki Tanaka, Jun Sato, Akichika Shiomi, Akira Kitajima, Keishi Sakanushi, Yoshinori Takeuchi, Masaharu Imai, Giải thưởng Poster đẹp nhất, Ủy ban Thực hiện SWEST7
  • Masaharu Imai, Giải khuyến khích LSI IP Design Award "One Day Designed Processor", Ủy ban Giải IP Award
  • Masaharu Imai, Shiro Kobayashi, Hiroaki Tanaka, Yoshinori Takeuchi, Keishi Sakanushi, Giải khuyến khích LSI IP Design Award, "Lõi xử lý block-floating point để phát triển ứng dụng xử lý tín hiệu trong thời gian ngắn"
  • Hiroki Osawa, Hirofumi Iwato, Kanehiro Kondo, Keishi Sakanushi, Yoshinori Takeuchi, Masaharu Imai, Akira Matsuzawa, Yoshihiko Hirao, “IEEE Solid-State Circuits Society Japan Chapter Academic Research Award,” IEEE Solid-State Circuits Society Japan Chapter
  • Ittetsu Taniguchi, Murali Jayapala, Praveen Raghavan, Francky Catthoor, Keishi Sakanushi, Yoshinori Takeuchi, and Masaharu Imai, “The IEEK Semiconductor & Device Society paper award,” The Institute of Electronics Engineers of Korea
  • Teruaki Tanaka, Yoshinori Takeuchi, Masaharu Imai, Giải luận văn ưu tú "Phương pháp lập mẫu hệ thống kiểm soát thời gian thực sử dụng ghi chép mẫu tài nguyên chung", Hội nghị học thuật Hệ thống nhúng của Hiệp hội Xử lý Thông tin (Embedded System Symposium, ESS), 2016