Skip to main content

Tháng 10/2007 - Khoa học thông tin trong bối cảnh ngành đường sắt

Ngày 14 tháng 10 năm 1872 là ngày mà đường sắt đầu tiên ở Nhật Bản đi vào hoạt động kết nối Tokyo (Shinbashi) và Yokohama (Sakuragichoeki), từ đó đã lấy ngày 14 tháng 10 làm ngày đường sắt, do đó chủ đề tháng này sẽ là về đường sắt.

Thời đó, mất khoảng 1 ngày để đi bộ từ Tokyo tới Yokohama, sau đó thời gian đó được rút ngắn còn khoảng 1 giờ và tốc độ truyền đạt thông tin cũng rút ngắn xuống còn khoảng 1 giờ.Dịch vụ điện thoại được khởi nguồn vào năm 1890, trước khi điện thoại được phổ cập thì mạng lưới đường sắt toàn quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành truyền thông.

Mặt khác, tàu điện Kyoto lần đầu tiên được khai thông tại thành phố Kyoto năm 1895, trải qua thời Đại Chính tới đầu thời Chiêu Hòa đã trở thành mạng lưới xe điện tư nhân tập trung ở vùng trung tâm thành phố.Trong các khu vực thành phố lớn của Nhật có một phong cách sống được hình thành đó là người dân sống ở các vùng ngoại ô, đi làm bằng tàu điện và mối liên quan giữa người Nhật và đường sắt ngày một gia tăng.

Nguyên cớ làm gia tăng mối liên hệ giữa đường sắt và xử lý thông tin chính là việc phát hành vé xe điện trên toàn quốc (là khu vực Midori của JR hiện nay).Việc áp dụng trên toàn quốc hệ thống đặt trước ghế chỉ định như tàu Tokkyu chắc hẳn là một thành quả rực rỡ về kỹ thuật xử lý thông tin.

Việc phát hành vé lên tàu tôi cho rằng không chỉ đơn giản là bán vé mà còn là việc có thể xử lý được thông tin khi đi vào ga và khi ra khỏi ga.Kể từ khi đưa vào chính thức máy soát vé tự động tại ga Kitasenri của tàu Kyuko Tohanshin (nay là Hankyudentetsu) vào năm 1967, sau đó rất nhiều ga cũng đưa vào sử dụng toàn diện, sang đến những năm 90 hầu như tất cả các nơi của thủ đô đều lắp đặt và máy soát vé tự động đã trở thành một sự tồn tại hiển nhiên tại khắp nơi.Trên thực tế, có vẻ như nguyên mẫu SUICA hiện nay đã được xem xét ngay từ đầu cho các cửa soát vé tự động ở khu vực thủ đô.Tôi đã lược bớt phần chi tiết, nhưng các công ty tư JR, các công ty tư nhân tại khu vực Thủ đô, Kansai cũng đều đã cung câp các dịch vụ tiền điện tử. Tháng 10 năm nay, tại khu vực thủ đô đã có vài lần chiếc máy soát vé tự động đã không thể truyền tin lên máy chủ gây nên tình trạng không thể sử dụng được máy soát vé tự động, tuy nhiên, ngày nay, chiếc máy soát vé tự động này nó không chỉ đơn giản là chiếc máy dùng để soát vé, thu vé nữa mà nó rõ ràng đã trở thành cơ sở hạ tầng không thể thiếu.

Lần này chúng ta sẽ cùng hướng mắt vào bảng hướng dẫn đổi tàu.Hệ thống hướng dẫn đổi tàu liên kết với bảng giờ của xe điện là một thứ vô cùng tuyệt vời.Vào đầu những năm 1990 nó chỉ là bảng hướng dẫn đổi tàu liên kết với lộ trình tàu chạy nhưng ngày nay nó đã hướng dẫn trên điện thoại di động từ thời gian tàu chạy đến cửa xuống của tàu điện ngầm...Đây cũng chính là nhờ sự phát triển trong công nghệ thông tin truyền thông.Chắc hẳn những người hay đi tàu đều biết rằng chỉ cần đổi tàu trễ 1, 2 phút thôi là cũng có thể dẫn đến trễ 20 phút ở điểm đến cuối cùng.Do đó ta không được phép quên rằng trễ 1, 2 phút là nguyên nhân của những phàn nàn từ khách hàng tới công ty đường sắt.

Tiếp theo ta sẽ hướng tầm nhìn về phía những chiếc tàu.Những chiếc tàu ngày này được lắp đặt màn hình tinh thể lỏng ở bên trong tàu, không chỉ đơn giản là hướng dẫn các ga dừng mà còn có cả cơ chế hướng dẫn nhanh chóng thông tin về các vụ tai nạn. 

Cuối cùng tôi muốn nói về sự kiểm soát của đường sắt.Sự kiểm soát của đường sắt là được thành lập từ hệ thống tín hiệu cao độ và kiểm soát mô tơ của tàu, tàu Shinkansen thì được tự động hóa hơn nửa.Kể cả tàu điện ngầm cũng có những khu vực có thể vận hành tự động.Và như thế có thể kiểm soát đường sắt bằng sức mạnh của những chiếc máy tính.

Đường sắt ngày nay chính là kho báu của Công nghệ Thông tin Truyền thông.

Emi Keiji

Bên trong tàu JR Higashinihon (tuyến Chuo)
bên trong tàu JR Higashinihon.Thông tin tai nạn