Skip to main content

Shinji Tomita

Shinji Tomita

Lý lịch

  • Cử nhân Công nghệ Đại học Kyoto, Tiến sỹ Đại học Kyoto khoa Công nghệ Điện, Tiến sỹ Công nghệ
  • Giáo sư Danh dự Đại học Kyoto, Nguyên Trưởng Khoa Nghiên cứu Khoa học Thông tin Viện Đào tạo sau đại học Đại học Kyoto, Nguyên Trưởng Trung tâm Truyền thông thông tin tổng hợp Đại học Kyoto, Nguyên Giáo sư / Trưởng bộ môn Hệ thống tế bào vật chất tổng hợp thuộc Đại học Kyoto, Nguyên Giáo sư Đại học Kyushu, Nguyên Giáo sư Cố vấn Đại học Công nghiệp Harbin
  • Ủy viên thông tin phức hợp địa phương của chương trình Program for Leading Graduate Schools, Ủy viên TC10 của IFIP (International Federation for Information Processing - Liên đoàn Xử lý Thông tin Quốc tế), Giám đốc Hiệp hội Xử lý Thông tin, Trưởng Chi nhánh Kansai thuộc Hiệp hội Xử lý Thông tin, Trưởng phòng nghiên cứu khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Cao độ Kyoto, Ủy viên Ban Tư vấn IT Kyoto (Kyoto-fu IT Advisory Board), Ủy viên Ban giám khảo “Dự án phát triển máy tính Exascale” thuộc Ban Thẩm tra chuyên môn Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Tổng hợp, Trưởng Hội nghị Chuyên ngành Chính sách Thông tin Kyoto, v.v... Hội viên Hiệp hội Học thuật Truyền thông Thông tin Điện tử, Hội viên Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • Phó Hiệu trưởng Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto.

Lời nhắn gửi

 

 Tôi cũng sinh vào năm 1945, nên có thể coi như cuộc đời của tôi đi cùng với máy tính. Từ đó đến giờ, năng lực của bản thân tôi thì chỉ ì ạch tiến lên thôi, nhưng máy tính thì lại phát triển nhanh đến mức khiến người ta không tin vào mắt mìnhĐặc biệt, vào khoảng năm 1970, rất nhiều công nghệ mới đã được phát minh và đưa vào ứng dụng, giống như những ngôi sao sáng rực: phương thức Out-of-Order – là nguyên lý cho việc tăng tốc bộ vi xử lý của máy tính hiện đại – phương thức cached memory, hệ điều hành UNIX, cấu trúc lập trình, mạng ARPANET – là tiền thân của mạng Internet sau này, 1kbit DRAM, bộ vi xử lý 4bit Intel 4004, máy tính song song dạng bộ nhớ chung C.mmp, v.v...Những năm đó tôi gần 20 tuổi, nghiên cứu theo hướng nào cũng thấy toàn là những điều thú vị.

Từ sau năm 1970 đến nay, công nghệ vi xử lý, bộ nhớ, ổ cứng, viễn thông, cảm biến đã gần như nhập thành một thể thống nhất, cùng nhau phát triển. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào ở trên, có lẽ máy tính đã không thể phổ cập được như ngày nay. 

Nhiệm vụ của những người trẻ các bạn chính là sử dụng thành thạo những thành tựu của khoa học máy tính tổng hợp, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, tiếp tục khai phá những lĩnh vực mới, góp phần vào hạnh phúc chung của nhân loại. Để làm được điều này, các bạn cần tận hưởng cuộc đời, tìm hiểu về nhiều lĩnh vực xã hội học và khoa học, tận dụng sức trẻ của mình.

Bộ môn phụ trách

  • Lý thuyết cấu hình máy tính
  • Lý thuyết tiên tiến Khoa học thông tin ứng dụng
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • Cấu trúc máy tính
  • Máy tính song song và ứng dụng của nó
  • Hệ thống đồ họa siêu cao tốc

Thành tích

Sách xuất bản

  • Hagiwara Hiroshi biên tập: “Thử nghiệm phần cứng của khoa học thông tin”, Ohmsha, 1983
  • Tomita Shinji: “Lý thuyết cấu thành máy tính song song”, Shokodo, 1986
  • Tomita Shinji, Kazuaki Murakami: “Công nghệ hệ thống máy tính”, Shokodo, 1988
  • Tomita Shinji, Toshinori Sueyoshi: “Máy xử lý song song”, Ohmsha, 1989
  • Tomita Shinji, Kazuaki Murakami, Niimi Haruo: “Cấu trúc máy tính (Nguyên tác J.L.Hennessy và D.A.Patterson)”, bản dịch, Nikkei BP-sha, 1992
  • Tomita Shinji: “Cấu trúc máy tính 1”, Maruzen, 1994
  • Tomita Shinji, Hiroto Nakajima: “Phần cứng máy tính”, Shokodo, 1995
  • Tomita Shinji, “Công nghệ máy tính song song”, Shokodo, 1996
  • Tomita Shinji: “Cấu trúc máy tính ”, Từ cơ sở đến công nghệ cao tốc hóa, Maruzen, 2000
  • Tomita Shinji, Yasuo Fujii biên tập: “Xã hội thông tin và máy tính”, Shokodo, 2005
  • Tomita Shinji, tác giả khác: “Lý thuyết công nghiệp địa phương – Cống hiến cho phát triển địa phương”, Trường Cao đẳng Công nghiệp Matsue, 2006

Luận văn

  •  
  •  
  • Shigeru Oyanagi, Kiyoshi Shibayama, Tomita Shinji, Hagiwara Hiroshi: Cấu trúc phần cứng máy tính điều khiển vi xử lý QA-1, Tạp chí luận văn Hiệp hội Viễn thông Điện tử (D), Quyển 61-D, số 1, trang 64 – 71, 1978
  • H.Hagiwara, S.Tomita, S.Oyanagi, K.Shibayama: A Dynamically Microprogrammable Computer with Low-Level Parallelism (Một chiếc máy tính có thể lập trình linh hoạt với xử lý song song cấp thấp), IEEE Trans. Computers, Vol.C-29, No.7, pp.577-595, 1980
  •  
  •   Symposium on Computer Architecture, ACM, pp.151-157, 1983
  •  
  • Toshiaki Kitamura, Toshiyuki Nakata, Kiyoshi Shibayama, Shinji Tomita, Hiroshi Hagiwara: Phương thức xử lý song song mức độ thấp của máy tính lưu trữ toàn cầu QA-2, Tạp chí luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin, Quyển 27, số 4, trang 445 – 453 (nhận giải thưởng luận văn), 1986
  • Morihiro Kuga, Naohiko Irie, Tetsuo Hironaka, Kazuaki Murakami, Shinji Tomita: Thuật toán xử lý song song cấp thấp của bộ xử lý "Shinpuu" dựa trên SIMP (Single Instruction Stream/Multiple Instruction Pipelining), Tạp chí luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin, Quyển 30, số 12, trang 1603 – 1611 (nhận giải thưởng luận văn), 1989
  • Yuji Kuma, Hide Akashi, Kim Hỉ Đô, Shinichiro Mori, Hiroshi Nakajima, Shinji Tomita: Kiến trúc của máy tính song song ReVolver dùng cho kết xuất khối, Tạp chí luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin, Quyển 36, số 7, trang 1709 – 1718, 1995
  • Masahiro Goshima, Kengo Nishino , Nguyen Hai Ha , Akiyoshi Agata , Yasuhiko Nakashima , Shinichiro Mori , Toshiaki Kitamura , Shinji Tomita: Phương pháp lập lịch hướng dẫn động tốc độ cao cho Superscaler, Tạp chí luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin - Hệ thống tính toán hiệu suất cao, Vol.42,No.SIG 9(HPS 3), trang 77-92 (nhận giải thưởng luận văn), 2001
  • Tomohisa Fukuyama, Masanori Fukuda, Shinobu Miwa, Masato Konishi, Masahiro Goto, Yasuhiko Nakajima, Shinichiro Mori, Shinji Tomita: Lập kế hoạch hướng dẫn cho kiến trúc tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng dự đoán Slack, Hội nghị hệ thống cơ sở điện toán tiên tiến SACSIS2005, trang 123 – 132, 2005
  • Ogata Kosuke, Yaojun, Shimada Hajime, Miwa Shinobu, Tomita Shinji: Lập lịch hướng dẫn động cho ALU Cascading, Hiệp hội Xử lý Thông tin, Hội thảo chuyên đề về máy tính nâng cao SACSIS2008, trang 105 - 1022, 2008

Giải thưởng nhận được

  • 05/1987: Nhận giải thưởng luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • 05/1992: Nhận giải thưởng luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • 10/2000: Hội viên Hội Nghiên cứu Truyền thông Thông tin Điện tử
  • 03/2002: Hội viên Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • 05/2002: Nhận giải thưởng luận văn của Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • 05/2007: Nhận giải thưởng thành tựu của Hiệp hội Xử lý Thông tin
  • 03/2014: Chứng nhận – Biểu dương “Di sản công nghệ xử lý thông tin” của Hội nghiên cứu Xử lý Thông tin QA-1 trường Đại học Kyoto