Skip to main content

Tezuka Masayoshi

Masayoshi Tezuka

Lý lịch

  • Bằng Cử nhân khoa Kỹ thuật Đại học Osaka, tốt nghiệp hệ Tiến sĩ của viện đào tạo sau đại học - Đại học Osaka (chuyên ngành Kỹ thuật truyền thông), Thạc sĩ Kỹ thuật
  • Cựu thành viên nghiên cứu chủ chốt của Phòng nghiên cứu Công ty Cổ phần Fujitsu, Nguyên trợ lí giáo sư tại Đại học Công nghệ Kanazawa (Khoa Kỹ thuật Thông tin), Nguyên trưởng phòng đào tạo kinh doanh Công ty Cổ phần Fujitsu
  • Chủ nhiệm Chuyên ngành Công nghệ Kinh doanh Web, Khoa Nghiên cứu Công nghệ thông tin Ứng dụng
 

Lời nhắn gửi

Ba mươi mấy năm trước, sau khi gia nhập Công ty Cổ phần Fujitsu, tôi được xếp vào Bộ phận nghiên cứu phần mềm của Phòng nghiên cứu, và từ năm 1970, tôi bắt đầu nghiên cứu ứng dụng thực tế của "Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS)" tại Phòng nghiên cứu IBM San Jose, nhằm mục đích biến nó thành một sản phẩm. Sau 2 năm rưỡi, chúng tôi đã thử chế tạo ra RDBMS (RDB/V1) đầu tiên của Nhật Bản, giao nó cho Trung tâm Máy tính cỡ lỡn Đại học Kyoto và Cục Nhà đất (hiện nay là Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản) để tiến hành kiểm tra hoạt động. Dựa trên công nghệ này, mùa thu năm 1981, chúng tôi đã công bố ra thị trường RDB dùng cho thương mại sớm hơn nửa năm so với các công ty khác. Công ty Oracle, nhà cung cấp DB hàng đầu thế giới hiện nay, vào thời điểm đó chỉ là một công ty khởi nghiệp dựa vào máy tính mini. Trải qua ba mươi mấy năm, khi thử so sánh các nhà cung cấp phần mềm thuộc các doanh nghiệp sản xuất máy tính lớn của Nhật với các nhà cung cấp phần mềm của Mỹ, chúng ta có thể thấy một sự khác biệt rõ rệt trong tinh thần khởi nghiệp (entrepreneur spirit) của người Mỹ. Giờ đây, việc kinh doanh web đã trở thành xu hướng, ngày qua ngày tôi vẫn cảm nhận sâu sắc về một vấn đề quan trọng trong việc nâng đỡ hình ảnh của Nhật Bản - đất nước của chế tạo, rằngcác kỹ sư phần mềm trẻ, bao gồm cả thế hệ sinh viên của Nhật, cần phải nắm chắc kỹ năng phát triển hệ thống (chủ yếu là kỹ năng thiết kế) để tạo ra những sản phẩm kinh doanh mới nổi bật.

Sau đó, tôi tham gia vào dự án thế hệ thứ 5 (FGCS) của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (hiện nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) và dự án phát triển hệ thống thư viện điện tử, tôi còn thực hiện hướng dẫn nghiên cứu về hệ thống xử lý thông tin tri thức và cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.

Dựa trên kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu về phát triển phần mềm hướng đối tượng, quản lý cơ sở tri thức tại phòng nghiên cứu thuộc doanh nghiệp, tại ngôi trường này, tôi mong muốn đào tạo ra được nguồn nhân lực có chuyên môn cao độ, được trang bị kỹ năng tưởng tượng, kỹ năng thiết kế hệ thống đáp ứng với nhu cầu mới trong kinh doanh Web, kỹ năng quản lý dự án để tập hợp sức lực của một nhóm vào việc chế tạo. Tôi hy vọng có thể vận dụng kinh nghiệm của mình trong đào tạo thực tập tại Đại học Công nghệ Kanazawa và Fujitsu University.

Bộ môn phụ trách

  • Thiết kế hệ thống hướng đối tượng
  • Luật về quyền sở hữu trí tuệ
  • Tổng quát về Cơ sở dữ liệu

Lĩnh vực chuyên môn

Thầy có mối quan tâm sâu sắc với đại số quan hệ và lý thuyết chuẩn hóa tác động tới cơ sở lý luận của hệ thống cơ sở dữ liệu, phương pháp tối ưu hóa và lý thuyết cấu hình hiệu quả của hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu phân tán hóa và cơ sở tri thức hóa, đa truyền thông hóa dựa vào cách tiếp cận hướng đối tượng. Trên thực tế, khi làm việc tại phòng nghiên cứu thuộc doanh nghiệp, thầy đã tích lũy kinh nghiệm trong việc phát triển và ứng dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên của Nhật, cũng như xây dựng biện pháp cải thiện tính năng mới bằng cách ứng dụng vào các loại hệ thống xã hội. Ngoài ra, cho đến nay, thầy vẫn thử mở rộng phạm vi ứng dụng vào hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ. Ví dụ, với công nghệ phân tán đồng đều (phân tán hóa đồng mức) cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ mạng viễn thông, công nghệ cơ sở dữ liệu đa phương tiện bao gồm phương tiện truyền thông số, ký tự cho đến hình ảnh, âm thanh, video, vv, một trong những ứng dụng của những công nghệ này đó là phát triển hệ thống thư viện điện tử thế hệ tiếp theo, hơn nữa là giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ứng dụng cơ sở dữ liệu vào mô hình kinh doanh điện tử (như là thương mại điện tử/ mua sắm trực tuyến, vv). Hơn nữa, các doanh nghiệp toàn cầu trong thế kỷ 21 đều đang cố gắng phát triển hệ thống trong lĩnh vực kinh doanh thông minh mới, vận dụng kho dữ liệu (DataWareHouse) và công nghệ khai thác dữ liệu để hỗ trợ các hệ thống như SCM, CRM, ERP, vv trong việc cấu trúc nên các bộ phận cốt lõi của hệ thống IT.

Thành tích

Luận văn

  •        
  •        
  •       1983
  • Makinouchi, Tezuka, "RDB/V1 - Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ", Tạp chí luận văn Hiệp hội xử lý thông tin, 01/1983
  • Kitakami, Makinouchi, Tezuka, "Phương pháp tối ưu hóa RDB/V1 - Hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ", Tạp chí luận văn Hiệp hội xử lý thông tin, 03/1983
  • Tezuka, Makinouchi, Kanda, "Hệ thống thông tin quản lý kế hoạch với cốt lõi là hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ", Tạp chí luận văn Hiệp hội xử lý thông tin, 01/1984
  • Tezuka, Adachi, Yamane, "RDB/DV - Hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ phân tán đồng đều", Hiệp hội xử lý thông tin, Hội nghiên cứu hệ thống cơ sở dữ liệu 47-3, 1985
  • Okazaki, Tezuka, "Phương pháp phục hồi trong RDB/DV - Hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ", Hiệp hội xử lý thông tin, Đại hội toàn quốc 33, 7H-1, 1986
  • Yamane, Tezuka, "Kiến trúc hệ thống XRDB - Bộ máy cơ sở dữ liệu (Database engine) quan hệ mở rộng", Hiệp hội xử lý thông tin, Đại hội toàn quốc 37, 6Q-6, 1988
  • Yasuda, Tezuka, Hattori, "Thảo luận về cơ sở dữ liệu đa phương tiện sử dụng View Object cấu tạo hóa", Hội nghiên cứu mạng thông tin Hiệp hội Điện tử, Thông tin và Truyền thông IN91-75, 1991

Tài liệu

  • "Công nghệ hỗ trợ thư viện điện tử", Đặc san FUJITSU, 11/1998
  • "Tất cả về công nghệ Internet", Pearson Education, 02/2004
  • "Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ", FUJITSU University,03/2005