Skip to main content

Triết lý sáng lập và Mục đích thành lập Trường

Triết lý sáng lập

Đáp ứng nhu cầu của xã hội, gánh vác thời đại, đào tạo ra những chuyên gia công nghệ thông tin ứng dụng có năng lực thực tiễn cao và tính sáng tạo để dẫn dắt thế hệ tiếp theo.

Mục đích thành lập trường

"Tự do học vấn, độc lập học vấn" là triết lý được những trường đại học thời Trung Cổ ở Tây Âu giương cao trong cuộc phản kháng chống lại quyền lực của nhà nước và giáo hội, sau đó đã trở thành triết lý cố định trong các trường đại học truyền thống Tây Âu, được kế thừa cho đến ngày nay.

Ở Nhật, trong thời kỳ "Văn minh khai hóa" của thời Minh Trị, triết lý này đã được các trường đại học đón nhận như là một phương châm học tập tràn đầy sức sống, sau Thế chiến II số trường đại học ở Nhật tăng lên, và triết lỹ này đã được tuyệt đối hóa và phổ cậptrong các ngôi trường ấy, trở.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, khi số trường đại học ở Nhật đã lên đến hơn 600, ngoại trừ các trường đại học nghiên cứu, ở nhiều trường đại học triết lý này dường như đã bị bỏ quên, thậm chí còn bị đối xử với thái độ e ngại, cho là rào cản hạn chế việc đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp.

Khi nền kinh tế Nhật Bản suy giảm do suy thoái kinh tế kéo dài và sự phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tiếp diễn, ngành giáo dục hiện phải đối phó với sự thiếu hụt nguồn nhân lực tài năng của ngành. Chúng tôi coi sự phồn vinh của xã hội, hạnh phúc của nhân loại là cao quý hơn tất cả, cũng coi việc giáo dục vì mục đích đó là có giá trị nhất. Trường chúng tôi lấy triết lý thành lập là "Đáp ứng nhu cầu của xã hội, gánh vác thời đại, đào tạo ra những chuyên gia công nghệ thông tin ứng dụng có năng lực thực tiễn cao và tính sáng tạo để dẫn dắt thế hệ tiếp theo", mong muốn thông qua việc cung cấp những chuyên gia IT có trình độ kỹ thuật cao hơn các thời đại trước, tri thức sâu rộng và kinh nghiệm toàn cầu, đáp ứng nhu cầu nhân lực cao độ và đa dạng của xã hội IT trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến sắp đến, sẽ có thể đóng góp sức mình vào việc xây dựng xã hội thông tin hóa của Nhật Bản, tái thiết kinh tế đất nước.

Góc nhìn mới, "Lấy ngành nghề làm chủ thể"

  

Trong một thời đại như thế, chỉ có công nghệ tiên tiến thôi là chưa đủ, nếu không xét đến mặt xã hội, yếu tố con người để tích lũy tri thức trên nhiều lĩnh vực, sẽ rất khó để cho các doanh nghiệp mới phát triển. Cần phải có một khái niệm mới tinh tế hơn là "kinh doanh giải pháp", vốn là thứ sinh ra trong thời kỳ đầu của IT. Theo dòng chảy của thời đại công nghệ thông tin phổ biến sắp đến, ngành học mới tên là "khoa học thông tin" đã ra đời. Chuyên môn của trường tôi chính là nằm trong lĩnh vực "Khoa học thông tin" , nhưng không phải "Khoa học thông tin" trong nghiên cứu cơ bản, mà chúng tôi coi đây là một ngành ứng dụng công nghệ chuyên môn, nhấn mạnh tính thực tiễn, dành cho những người làm việc thực tế.

Đương nhiên, nhấn mạnh tính thực tiễn chính là coi trọng quan điểm, nhu cầu của các ngành nghề, đảo ngược xu hướng giáo dục trước đây là "Từ học tập, nghiên cứu trong trường đại học, cao học dẫn đến ngành nghề", lấy lĩnh vực chuyên môn là kỹ thuật thông tin ứng dụng được xây dựng trong góc nhìn mới coi ngành nghề là chủ thể, với mục đích cuối cùng là đào tạo ra những kỹ sư giải pháp, kỹ sư kinh doanh, CIO trình độ cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mới trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến.

Học vấn và công nghệ để phục vụ thực tiễn, thực dụng

Hiện tại, giữa những con người được các trường đại học thông thường ở Nhật đào tạo ra và nhân lực mà các ngành công nghiệp cần đến có một sự sai khác cực kỳ lớn, tôi cho rằng nguyên nhân của việc này là vì nhiều trường đại học không tiến hành dạy và học từ quan điểm hướng tới thực tiễn.

Vì lý do đó, trường chúng tôi được thành lập như là một trường đào tạo sau đại học chuyên nghiệp, mục đích là làm cầu nối giữa các trường đại học và ngành công nghiệp. Triết lý giáo dục của chúng tôi luôn đứng vững với phương châm coi trọng học vấn vì thực tiễn, vì mục đích áp dụng thực tế.   Chủ nghĩa thực dụng cho rằng mọi tri thức đều là phương pháp, công cụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt thực tế, tri thức phải được đưa vào hành động, mang lại được kết quả thực tiễn cho đời sống thật của con người. Nước Mỹ đã trải qua một cuộc phổ cập kỹ năng máy tính, kỹ năng IT thần tốc, hơn nữa cũng là nước phát triển công nghệ IT xuất sắc trên thế giới, những điều này nếu phân tích ra thì đều là từ nền tảng của chủ nghĩa thực dụng mới có được. Chúng tôi, những người có chuyên môn là kỹ thuật thông tin ứng dụng, coi trọng điểm này, và dưới nền tảng chủ nghĩa thực dụng có mục đích đào tạo ra những người chuyên nghiệp có năng lực công nghệ thực tiễn cao độ hơn trước, là điều mà xã hội và thời đại cần đến trong chặng đường từ thời đại điện toán Web ngày nay đến với thời đại công nghệ thông tin phổ biến trong tương lai.

Tính cách tân và tiên phong trong cấu trúc đào tạo

"Thông tin" là một khái niệm khổng lồ, tồn tại trong nhiều lĩnh vực ở cả hai khối tự nhiên và xã hội. Lấy ví dụ, với mục đích phục hưng chấn hưng kinh tế bằng IT, nhân lực mà ngành công nghiệp này cần nhất có thể kể đến kỹ sư kinh doanh và quản lý dự án, cả hai vị trí này đều là công việc chuyên nghiệp bao gồm hơn hai lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Điều cấp thiết là phải thiết lập một chuyên ngành thời đại mới trong lĩnh vực hợp nhất và gửi đi nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của ngành.

Khi thành lập trường, chúng tôi đã nhận ra rằng những bộ môn của các trường đại học trước đây sẽ không đáp ứng được những lĩnh vực chuyên môn mà thời đại IT cần đến, nên chúng tôi đã biên soạn lại một số môn học trước kia dưới góc nhìn của "thông tin", nhấn mạnh việc coi ngành nghề là chủ thể, xây dựng ra các môn học hoàn toàn mới dung hợp nhiều lĩnh vực và môi trường với nhau, tạo nên một chương trình giảng dạy chưa từng có trước đây. Thời đại cạnh tranh đổi mới hiện nay chính là thời đại thử thách năng lực thay đổi nhanh chóng và sinh ra những khái niệm mới, trong thiết kế bottom-up, việc dẫn đầu những nhu cầu của xã hội chính là điều kiện cần để trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc tranh đấu lớn mang quy mô toàn cầu.

 

Với tư cách một cơ sở giáo dục trong ngành thông tin vốn có tốc độ tiến bộ nhanh, chúng tôi coi tính cách tân và tính tiên phong là hạt nhân trong việc xây dựng hệ thống giáo dục của mình.

Xây dựng tính sáng tạo và giáo dục định hướng đích thực

Từ thời Meiji, việc giáo dục tại các trường học của nước ta là về truyền đạt và hấp thụ tri thức. Trong một xã hội công nghiệp hóa thì hình thức giáo dục này quả thật có phát huy được hiệu quả, nhưng trong xã hội thông tin hóa thì tư duy sinh ra từ kiểu giáo dục cổ điển này sẽ khó có thể hoạt động như là "bộ não sống" của ngày nay. Chúng ta được học một kỷ luật thép đó là khi ra xã hội phải học và làm theo người đi trước, nhưng kiểu suy nghĩ này thật sự không kích thích được tính sáng tạo.  

Trong xã hội thông tin hóa, mặt hàng được đem ra trao đổi không còn là "chế phẩm" như thời xã hội công nghiệp hóa nữa, mà đã trở thành "tri thức". Nói cách khác, các doanh nghiệp đã chuyển hướng thành doanh nghiệp giải pháp, mang lại những giá trị gia tăng mang tính sáng tạo. Trong "thời đại trí tuệ" này, đương nhiên một bộ não linh hoạt, mang tính sáng tạo sẽ là thứ được tôn trọng bậc nhất.

Nếu thử lội ngược lại dòng chảy lịch sử về đến điểm khởi phát của văn minh nhân loại, ta có thể thấy rằng những "câu hỏi" tưởng chừng như ngớ ngẩn nhất lại luôn kích thích trí tưởng tượng và lý luận, dẫn đến "phát hiện ra sự thật", và "sự cần thiết" đã luôn là mẹ của những "phát minh". Từ khả năng cảm thụ cái đẹp và trí tưởng tượng, những nghệ thuật đẹp đẽ và cao quý đã được sinh ra.

Khoa học kỹ thuật và nghệ thuật tuy mang tính chất khác nhau, nhưng lại cùng có nguồn gốc từ góc nhìn của hoạt động sáng tạo. Chẳng phải việc coi trọng cội nguồn này sẽ giúp phát triển khả năng sáng tạo của con người hay sao?  

Chúng ta có mục tiêu là đào tạo ra nhân tài có ích cho ngành công nghiệp thông tin, nhưng dù có nói là thực hiện giáo dục hướng về thực tiễn đến mấy, chúng ta vẫn không được phép bỏ bê việc học tập lý thuyết. Trong thời đại của những biến đổi, tiến bộ dữ dội trong ngành công nghệ thông tin này, sức mạnh công nghệ có thể chịu đựng được gió sương của hai, ba mươi năm không thể chỉ đơn thuần có kỹ thuật, mà phải là "sức mạnh công nghệ giống như một tài năng", mang khả năng thấu hiểu tường minh và ứng dụng mềm dẻo. Tài năng đó sẽ được sinh ra từ việc nuôi dưỡng tinh thần tư duy khoa học và những giáo sư thông tạo những lý luận học vấn phổ biến nhất, với suy nghĩ như vậy chúng tôi lập nên nền tảng "giáo dục định hướng đích thực".

Đó chính là lý do tồn tại vốn có của các trường đại học, và theo ý nghĩa ấy, trường chúng tôi cũng là một phần trong một truyền thống đã tồn tại lâu đời.

Nhắm đến cung cấp nhân tài thúc đẩy IT hóa

Như đã nói từ trước, để hoạt động tích cực trong ngành IT, tự thay đổi bản thân và mở ra con đường hồi sinh, các doanh nghiệp vẫn còn thiếu nhiều nhân lực trong đó có thể nói tới các kỹ sư kinh doanh và quản lý dự án, cả hai vị trí này đều là công việc chuyên nghiệp bao gồm hơn hai lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Chúng tôi tập trung vào nhu cầu của ngành công nghiệp IT, từ đó thiết lập các chuyên ngành, xây dựng chương trình giảng dạy mà ngành công nghiệp sẽ cần. Đây chính là xây dựng giáo dục lấy ngành nghề làm chủ thể, bằng tính tiên phong và tính cách tân đó, chúng tôi tin rằng mình có thể đào tạo ra nhân lực mà ngành công nghiệp IT đang kì vọng.

Ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều kinh phí và thời gian để đầu tư cho phát triển nhân lực như các doanh nghiệp lớn, cũng không thể tự phát triển hệ thống đào tạo của riêng công ty mình. Vì thiếu nhân lực như vậy, việc cách tân kinh doanh dựa trên IT hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên rất chậm chạp. Nếu ta coi việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ suy yếu là hậu quả của việc không kịp thay đổi mô hình kinh doanh cho "xã hội kỹ thuật số", có thể thấy rằng thiếu nhân lực cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bi kịch.

Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc, người ta nói rằng khả năng họ kiếm được một kỹ sư kinh doanh chuyên gia không hơn được vài phần trăm. Cũng tức là ít nhất thì các doanh nghiệp này cũng bị thiếu vài trăm nghìn nhân lực. Dù Nhật Bản có được cơ sở hạ tầng thuộc hàng tốt nhất thế giới như mạng cáp quang, nếu không giải được bài toán thiếu nhân lực chúng ta sẽ không thể trở thành quốc gia mạnh về IT trên thế giới, đây là sự thật tất nhiên.

Công cuộc phục hồi kinh tế Nhật Bản đặt trên vai các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và trường chúng tôi coi việc đào tạo ra những nhân lực thúc đẩy IT hóa, là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp ấy, là một công việc có ý nghĩa cho xã hội.

Từ KYOTO - Phát đi văn hóa thông tin của Nhật Bản

Ngày nay, các ngành công nghiệp Nhật Bản đang đứng giữa cơn bão suy thoái kinh tế, nhưng ở Kyoto có nhiều doanh nghiệp vẫn đang giữ thị phần trên toàn thế giới, thu về lợi nhuận cao dù ở giữa bối cảnh như thế. Lý do khiến những doanh nghiệp ở Kyoto này vẫn mạnh khỏe như vậy được cho là do "Văn hóa cách tân mà Kyoto có", "Truyền thống chủ nghĩa đích thực trong các doanh nghiệp ở Kyoto, theo đuổi chất lượng thực sự", hoặc "Khả năng phán đoán nhu cầu của xã hội". Ngoài ra, Kyoto còn là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp toàn thế giới, đây là một sự thật nhiều người biết. Thành phố này cũng đã sinh ra nhiều người được giải Nobel. Trong cả khởi nghiệp lẫn học vấn, Kyoto luôn là một miền đất nuôi dưỡng tính sáng tạo.

Trong suốt hơn một ngàn năm, Kyoto đã luôn là trung tâm văn hóa Nhật Bản. Trường chúng tôi được nhận những lợi ích từ mảnh đất ấy, kế thừa năng lượng phong phú của nó, phát đi văn hóa, thông tin về Nhật Bản ra toàn thế giới, tin chắc rằng trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

(Tháng 4 năm 2004)