Skip to main content

02/2007 Hiện trạng chương trình đào tạo mẫu trong lĩnh vực hệ chuyên ngành công nghệ thông tin

Tại Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, các học viên dự kiến hoàn thành chương trình học vào tháng 3 này đều đang nỗ lực hết sức để hoàn thành những phần cuối cùng trong dự án hoàn thành khóa học. Thành quả của những dự án này sẽ phản ánh hiệu quả của những nỗ lực đào tạo mà nhà trường đã thực hiện trong suốt 3 năm kể từ khi thành lập trường, mà nền tảng của những nỗ lực đào tạo này chính là chương trình giảng dạy của hệ đào tạo. Việc thiết lập chương trình giảng dạy trong bất kỳ lĩnh vực nào đều sẽ trở thành nền tảng cho những nỗ lực đào tạo của lĩnh vực đó, trong bài lần này tôi sẽ giới thiệu cho mọi người về chương trình giảng dạy mẫu liên quan đến hệ chuyên ngành công nghệ thông tin

Việc thiết lập chương trình giảng dạy hệ chuyên ngành công nghệ thông tin có những khó khăn đi kèm bởi 2 lý do. Lý do thứ nhất đó là do tốc độ đổi mới công nghệ trong lĩnh vực này cực kỳ nhanh, vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra lại nội dung chương trình giảng dạy và thực hiện sửa đổi nếu cần thiết. Lý do thứ hai đó là lĩnh vực học thuật thuộc hệ chuyên ngành công nghệ thông tin khó định nghĩa chính xác hơn so với lĩnh vực học thuật truyền thống khác. Do đó, nhiều hiệp hội học thuật liên quan, vv đang nỗ lực rất nhiều trong việc phát triển và phổ cập chương trình giảng dạy mẫu của lĩnh vực này. Chương trình giảng dạy mẫu là chương trình giảng dạy đã mô hình hóa các chi tiết trong cách đào tạo các chuyên gia trẻ của một lĩnh vực, có thêm vào mối liên hệ với xã hội sau khi đã làm rõ tình trạng phát triển của lĩnh vực học thuật tương ứng.

Liên quan đến chương trình giảng dạy mẫu như vậy, có một chương trình được các hiệp hội học thuật ở Mỹ như ACM (Hiệp hội máy tính), IEEE (Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử), AIS (Hiệp hội Hệ thống thông tin), vv cùng phát triển, là chương trình được nhiều người biết đến trong hệ chuyên ngành công nghệ thông tin. "Curriculum 68" (Chương trình giảng dạy 68) nổi tiếng được ACM công bố vào năm 1968 là chương trình giảng dạy mẫu thuộc lĩnh vực khoa học máy tính đầu tiên được công bố trên thế giới, chương trình này đã tạo ra tác động to lớn tới giáo dục đại học hệ chuyên ngành công nghệ thông tin sau này. Chương trình giảng dạy này sau đó được thực hiện sửa đổi cứ 10 năm 1 lần, nhưng hoạt động này dạo gần đây đã có sự thay đổi lớn.

Thứ nhất, với chu kì sửa đổi 10 năm 1 lần như ban đầu sẽ hoàn toàn không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của học thuật, công nghệ trong lĩnh vực này, do đó mọi người đang nỗ lực để rút ngắn chu kì này lại. Thứ hai, sự phát triển của lĩnh vực mới trong hệ chuyên ngành công nghệ thông tin là rất đáng chú ý, cho dù chỉ nói đơn giản là công nghệ thông tin nhưng nội dung liên quan đến nó cũng vô cùng đa dạng, do đó không thể nào bao quát toàn bộ chuyên ngành chỉ với một chương trình giảng dạy duy nhất. Vì vậy, chúng tôi đã có quan điểm rằng học thuật, công nghệ trong hệ chuyên ngành công nghệ thông tin là một phạm trù cấp cao hơn, là lĩnh vực tổng hợp bao gồm nhiều thể loại nhỏ hơn. Thêm vào đó, chương trình giảng dạy cũng được xây dựng riêng cho từng thể loại nhỏ hơn.  

Trong mô hình của ACM, các thể loại nhỏ hơn trong nhóm Computing này hiện nay được chia thành 5 lĩnh vực. Giai đoạn năm 2001 đã từng là 4 lĩnh vực, do đó việc các lĩnh vực này sẽ phát triển thành thế nào trong tương lai là điều vô cùng linh hoạt. 5 lĩnh vực này gồm có: (1) Khoa học máy tính (Computer Science), (2) Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), (3) Hệ thống thông tin (Information Systems), (4) Công nghệ thông tin (Information Technology, IT), (5) Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering). Trong trường hợp đào tạo bậc đại học, 5 lĩnh vực này có thể coi là tương ứng với từng ngành riêng biệt. Ở Mỹ, có vẻ như việc biên soạn lại chương trình giảng dạy đại học dựa trên cách phân chia lĩnh vực như vậy đang được xúc tiến.

"Computing Curricula" đề cập phía trên chủ yếu nhắm đến đào tạo bậc đại học, chỉ có "Hệ thống thông tin" là ngoại lệ, lĩnh vực này đang được thiết kế chương trình giảng dạy mẫu dành cho bậc thạc sĩ của cao học. Lý do là vì nội dung đào tạo của lĩnh vực này được xem là phù hợp với đào tạo bậc cao học dưới dạng Professional School (Cao học chuyên môn). Trên thực tế, nội dung đào tạo của "Chuyên ngành Công nghệ Kinh doanh Web" của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto có liên quan mật thiết với lĩnh vực "Hệ thống thông tin" này. Và cuối cùng thì gần đây, chương trình đào tạo mẫu mới nhất được nhà trường công bố là "Master of Science in Information Systems 2006 (MSIS 2006)".

Trong chương trình đào tạo mẫu này, để ứng phó với sự tiến bộ của công nghệ thông tin truyền thông cùng với sự xuất hiện của những kỹ xảo kinh doanh mới nhất trong vài năm trở lại đây, đã có đề xuất về việc cần phải thực hiện một vài thay đổi quan trọng trong chương trình giảng dạy đào tạo "Hệ thống thông tin" hệ thạc sĩ. Chương trình đào tạo của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đã thiết lập phiên bản đầu tiên cách đây 3 năm, sau đó có thực hiện những điều chỉnh nhỏ hợp lý đối với các phần chi tiết để hợp thời, định hướng đại khái của chương trình giảng dạy gần như thống nhất với nội dung của MSIS 2006, và có thể khẳng định một điều rằng nỗ lực đào tạo của nhà trường là phù hợp với tiêu chuẩn thế giới.

Yoichi Terashita