Skip to main content

Seiichiro Aoki

Seiichiro Aoki

Lý lịch

  • Tốt nghiệp cử nhân khoa học đại học Osaka, hoàn thành chương trình tiến sỹ nghiên cứu khoa học đại học Tokyo hệ sau đại học (chuyên ngành thiên văn học), Tiến sỹ (khoa học tự nhiên)
  • Giảng viên không thường trực đại học Kyoto, Giảng viên không thường trực đại học Kansai, Giảng viên không thường trực đại học Kinh tế Osaka, Cựu chuyên viên nghiên cứu đại học Osaka, Cựu giảng viên không thường trực đại học Shiga
  •  

Lời nhắn gửi

Trong thời đại công nghệ hóa hiện nay, cuộc sống hàng ngày của con người sử dụng công nghệ và thiết bị truyền thông như một điều hiển nhiên, và xã hội cũng trở nên tiện lợi hơn vì có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn thông tin phong phú.Ví dụ, chỉ cần sử dụng trình duyệt web của điện thoại di động là ngay tại đó ta có thể tiếp cận được với nguồn thông tin trực tuyến trên toàn thế giới chỉ trong tích tắc.Khi mua hàng trực tuyến, hệ thống sẽ gợi ý những sản phẩm khuyên dùng, hay khi sử dụng mạng xã hội, hệ thống sẽ tự động hiển thị danh sách những người có thể là người quen, chắc chắn những tiện ích này không còn là điều gì lạ lẫm với tất cả chúng ta.Và chắc chắn trong số các bạn cũng sẽ có người từng đọc được những tin tức như là máy tính có thể bắt đầu làm được những việc giống như con người trong những lĩnh vực đòi hỏi tính sáng tạo như máy tính có thể viết tiểu thuyết, hay máy tính đã chiến thắng nhà vô địch cờ vây thế giới.Và đó cũng chính là những ví dụ về việc công nghệ khoa học dữ liệu, khai thác dữ liệu bằng trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng rộng rãi.

Trong chuyên ngành Thiên văn học của tôi cũng sử dụng một lượng lớn dữ liệu về quan trắc.Ví dụ như việc sử dụng dữ liệu lớn để dự báo trạng thái không gian vũ trụ tại khu vực gần trái đất (dự báo thời tiết không gian).Từ trước đến nay đã xảy ra khá nhiều hiện tượng như bị mất điện trên diện rộng trái đất do hoạt động của mặt trời, gây nên ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực kinh doanh, do đó những năm gần đây người ta dần quan tâm tới tầm quan trọng của dự báo thời tiết không gian.Hẳn nhiên là nói đến đây ta đã thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng thông tin trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và ngành thống kê đã trở thành nền tảng.

Tôi mong rằng các bạn học viên mới nhập học sẽ học được thật nhiều điều tại đây.Chúng tôi kỳ vọng rằng các bạn sẽ vận dụng được các kỹ năng đã học, tập trung vận dụng thông tin để hoạt động và mở rộng kinh doanh.

Bộ môn phụ trách

  • Đại cương mạng lưới thông tin
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • Thiên văn học Thiên thể plasma (nhân thiên hà hoạt động (active galactic nucleus jet), mặt trời)
  • Truyền thông khoa học

Thành tích (giải thưởng, luận văn học thuật, sách...)

Giải thưởng nhận được

  • Nhận giải thưởng khoa học kỹ thuật của Bộ trưởng bộ Văn hóa và Khoa học năm 2013 (Bộ môn Lý giải & xúc tiến)

Luận văn học thuật, báo cáo

  • General-Relativistic MHD Simulation of Jets from a Geometrically Thin Accretion Disk Around a Schwarzschild Black Hole, in Highly Energetic Physical Processes and Mechanisms for Emission from Astrophysical Plasmas, p373, 2000, (Đồng tác giả)
  • The Log-Normal Distributions of Coronal Mass Ejection-Related Solar Flares and the Flare/CME Model of Gamma-Ray Bursts, in 28th International Cosmic Ray Conference, p2729, 2003, (Đồng tác giả)
  • Quasi-periodic Inward Shock Formations in the System of a Black Hole and an Accretion Disk and Application to Quasi-periodic Oscillations in Galactic Black Hole Candidates, ApJ, Vol.610, p897, 2004, (Đồng tác giả)
  • The Quasi-periodic Inward Shock Formations from an Accretion Disk to a Black Hole and Application to Quasi-periodic Oscillations in Microquasars, in Stellar-Mass, Intermediate-Mass, and Supermassive Black Holes, p307, 2004, (Đồng tác giả)
  • Sóng sung đột sinh ra trong dòng chảy bồi tụ tới hố đen, tuyển tập tạp chí hội thảo chuyên đề của hội Thiên văn học lý luận lần thứ 14, p130, 2001, (Đồng tác giả)
  • Hướng từ đĩa bồi tụ (accretion disk) tới hố đen (Black hole) vận dụng vào quasi-periodic oscillation và Hình thành sóng xung kích định kỳ sẽ lan truyền, tuyển tập tạp chí hội thảo chuyên đề của hội Thiên văn học lý luận lần thứ 16, 2003, (Đồng tác giả)
  • Nghiên cứu về nhân thiên hà hoạt động (active galactic nucleus jet) bằng máy ảo cơ học chất lỏng bức xạ mang tính lý thuyết tương đối lần thứ 2, tuyển tập tạp chí hội thảo chuyên đề của hội Thiên văn học lý luận lần thứ 18, 2005, (Đồng tác giả)
  • Nghiên cứu về áp dụng ICT, NPO khu vực, 3 Sec (tour thiên văn thiên niên kỷ Kyoto), KICC (Hiệp hội truyền thông Kinki), Spring issue 9, p2, 2012
  • Tour thiên văn thiên niên kỷ Kyoto, Giáo dục thiên văn (Hội nghiên cứu phổ cập giáo dục thiên văn), Vol.24, No.1, p22, 2012, (Đồng tác giả)
  • Astro Talk tại Bảo tàng Kyodai, Giáo dục thiên văn (Hội nghiên cứu phổ cập giáo dục thiên văn), Vol.26, No.2, p35, 2014, (Đồng tác giả)

Sách xuất bản

  • 『Vũ trụ, trái đất, động đất và núi lửa』(phiên bản mở rộng), (Đồng tác giả), Nhà xuất bản Kokinshoin, 2007
  • 『Khoa học về đại thiên tai và động đất tại phía Đông Nhật Bản』(Khoa học về thiên tai số 2), (Đồng tác giả), Nhà xuất bản Kokinshoin, 2014