Skip to main content

Kazuyuki Sakka

Kazuyuki Sakka

Lý lịch

  • Cử nhân Kỹ thuật Đại học Kyoto, Tiến sĩ Vật lý Vũ trụ Đại học Kyoto, Tiến sĩ Khoa học
  • Nguyên Hiệu trưởng Chi nhánh Kamogawa Học viện Máy tính Kyoto
  • Nguyên Trưởng Ban biên tập Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học
 

Lời nhắn gửi

Hơn 20 năm trước, chúng ta còn chưa biết đến sức mạnh của kỹ thuật ICT và Web, nhưng ngày nay những kỹ thuật đó đã ngấm sâu vào mọi mặt trong đời sống của chúng ta.Mua sắm trên mạng trở thành việc thường nhật, dịch thuật bằng máy cũng đã có những bước tiến đáng kể.Nhiều mạng xã hội mới như Facebook, Twitter đã xuất hiện, bây giờ người ta còn đang làm cả sách giáo khoa điện tử.Công nghệ Web thực sự đang từng bước một bao trùm lấy toàn bộ nền văn hóa của nhân loại.Nhìn vào lịch sử phát triển của khoa học, có thể coi đây là kết quả mang tính tất yếu.

Người ta nói rằng khởi nguồn của khoa học cận đại được cho là từ 400 năm trước khi Galileo đã hướng kính viễn vọng nhỏ do mình tự tạo lên ngắm nhìn trời đêm và thực hiện thí nghiệm thả vật rơi từ trên đình tháp xuống.Chúng ta không được phép quên rằng Galileo không chỉ là một nhà thiên văn đã phát hiện ra nhiều thiên thể, mà còn là một người tiên phong đã mở ra cánh cửa của khoa học.Ông chính là người đã khởi đầu phương pháp nghiên cứu khoa học để tìm hiểu tự nhiên mà bỏ qua mọi giáo lý để quan sát hiện tượng một cách khách quan bằng cách tìm ra quy tắc từ kết quả của những hiện tượng đó.Những người kế thừa tâm huyết của ông đã thiết lập phương pháp đơn giản hóa - mô hình hóa các hiện tượng, sau đó dựa vào những mô hình ấy để thực hiện mô phỏng.Bằng việc giải những phương trình ghi chép về hiện tượng sẽ có thể giải thích được vô số các hiện tượng từ sự chuyển động của những hành tinh cho tới chuyển động của phân tử, từ đó có sẽ có thể dự đoán được trạng thái của tương lai. Chúng ta đều biết răng, những thành quả ấy đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, khai sinh ra khái niệm năng lượng và hình thành nền tảng của nền văn minh hiện đại.Công nghệ được dùng để trích xuất ra được những thông tin quan trọng từ những tín hiệu yếu ớt đến từ những nơi xa xôi trong vũ trụ, ngày nay đều được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực và làm phong phú thêm cho cuộc sống của chúng ta.Việc phát minh và phổ cập ra máy tính đương nhiên cũng nằm trong dòng chảy này.

Trong những năm gần đây, giới kinh doanh cũng đang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tinh chế hóa - số liệu hóa thông tin, yêu cầu về ra quyết định nhanh chóng cũng càng trở nên cấp thiết.Người ta thường nói hiện tượng xã hội thì phức tạp hơn hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên, chúng ta lại có những vũ khí mạnh mẽ là những công nghệ web trong tay, do đó chắc chắn là chúng ta có thể tìm ra được những quy tắc của xã hội kinh doanh và ngày mà có thể dự đoán trước được tương lai sẽ không còn xa nữa.Thiên văn học là ngành mà đã tích lũy được rất nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề và tôi đã thử vận dụng phương pháp nghiên cứu thiên văn học vào các lĩnh vực như kinh doanh, lịch sử hay các khối văn hóa.Tôi mong rằng mọi người sẽ chú ý học hỏi cả quá trình và phương pháp nghiên cứu, chứ đừng chỉ chú ý đến kết quả nghiên cứu không thôi.Tôi mong rằng các sinh viên sau khi học về công nghệ Web ở trường chúng tôi có thể phát triển, vận dụng những kiến thức đó và góp sức xây dựng một xã hội trong tương lai mà ở đó con người có thể hoạt động sáng tạo tri thức như nghệ thuật, khoa học...

Bộ môn phụ trách

  • Khoa học dữ liệu
  • Lập trình Web I/II
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • Thiên văn học - Tính toán quỹ đạo hành tinh - Thiên văn học cổ đại - Phát triển giáo trình giảng dạy thiên văn trên máy tính
  • Tính toán số học - Biểu diễn hình học các tính toán thống kê / tuyến tính

Thành tích

Luận văn - Báo cáo

  • Hot Spot Nucleus Galaxy NGC2782* (Điểm nóng trong nhân thiên hà NGC2782), Ấn phẩm của Hội Nghiên cứu Thiên văn học Nhật Bản Vol.25, trang 153, 1973
  • Haro Galaxy NGC4670* Publications of Astronomical Society of Japan Vol.25, p.317, 1973
  • Hot Spots in the Central Region of NGC2903* (Những điểm nóng ở vùng trung tâm của thiên hà NGC2903), Ấn phẩm của Hội Nghiên cứu Thiên văn học Nhật Bản Vol.26, trang 289, 1974
  • Markarian 59:A Supergiant HⅡ Region in the SBm Galaxy NGC4861* (Markarian 59: Một vùng siêu khổng lồ HII trong thiên hà SBm NGC4861), Ấn phẩm của Hội Nghiên cứu Thiên văn học Nhật Bản Vol.31, trang 635, 1979
  • The Calibrated Map of the HⅡ Region S237 in Hα Emission* (Bản đồ phát xạ Hα đã hiệu chỉnh của vùng HII S237), Vật lý thiên văn và Khoa học vũ trụ Vol. 78, trang 235, 1981
  • The Dust Distribution in Some Small HⅡ Regions* (Phân bố bụi sao trong một vài vùng HII nhỏ), Vật lý thiên văn và Khoa học vũ trụ Vol. 89, trang 409, 1983
  • Surface Photometry of Simple HⅡ Regions* (Trắc quang bề mặt các vùng HII đơn giản), Vật lý thiên văn và Khoa học vũ trụ Vol. 119, trang 131, 1986
  • Các hành tinh thẳng hàng năm 1991 Góc nhìn toán học (Science-sha) No.12, trang 79, 1990
  • Bài viết về việc phát hành "Tuyển tập luận văn Miyamoto Shotaro", Nguyệt san Thiên văn (Hội Nghiên cứu Thiên văn Nhật Bản) Vol.86, trang 479, 1994
  • Hành tinh giao hội - Phương pháp và kết quả tính toán, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.12, trang 22, 2000
  • Mười tin tức thiên văn lớn của thế kỷ 20*, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.13, trang 1, 2001
  • Lịch sử Trung Quốc cổ đại nhìn từ giao hội hành tinh, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.13, trang 18, 2001
  • Những tiểu hành tinh có tên liên quan đến tỉnh Yamaguchi*, Thiên nhiên tỉnh Yamaguchi (Bảo tàng tỉnh Yamaguchi) No.61, trang 1, 2001
  • Hành tinh thẳng hàng và suy luận về thời kỳ lập nghiệp các nước Hạ, Ân, Chu, Hán, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.14, trang 53, 2002
  • Từ điển bách khoa khoa học về hình thái phân bố các hành tinh (Hội Nghiên cứu Khoa học Hình thái, Asakura Shoten), trang 495, 2004
  • Siêu tân tinh - Giáo dục thiên văn học đặc biệt (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.16, No.6, trang 2, 2004
  • Sao chổi trong lịch sử, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.17, No.2, trang 32, 2005
  • Giáo trình Thiên văn trên Máy tính 1 - Tính toán lịch, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.17, No.3, trang 36, 2005
  • Giáo trình Thiên văn trên Máy tính 2 - Lý giải Định luật Kepler, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.17, No.5, trang 2, 2005
  • Giáo trình Thiên văn trên Máy tính 3 - Tính toán kích cỡ và khối lượng, Giáo dục Thiên văn (Hội Nghiên cứu Giáo dục và Phổ cập Thiên văn học) Vol.18, No.1, trang 10, 2006
  • Lịch sử Trung Quốc cổ đại nhìn từ tập hợp hành tinh, Tuyển tập của Hội Nghiên cứu Lịch sử Thiên văn (Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản), 2006
  • Tính toán số trị và xử lý tổng hợp dữ liệu thiên thể bằng SAS*, Hội Người dùng SAS Kansai (Hội Người dùng SAS), 2006
  • "Mô phỏng Chuyển động các Hành tinh", Báo cáo Nghiên cứu Hội Học thuật Thông tin Hệ thống Giáo dục Vol.21, No.6, 2007
  • Phát triển phần mềm nhằm học về mô hình hóa và mô phỏng theo góc nhìn của game, NAIS Journal Vol.3, trang 28, 2007
  • Khởi nguồn của các ngày trong tuần và Lịch Guchuureki, Hội Nghiên cứu Lịch sử Thiên văn 2008
  • Hình họa 3D sử dụng phần mềm miễn phí, Hiệp hội Xử lý Thông tin CE94 2008
  • Hội thảo Hỗ trợ Bài giảng về "Thông tin"*, NAIS Journal Vol.4, trang 20 - 24, 2008
  • Mô phỏng quá trình vật lý và Hiển thị hình ảnh 3D, NAIS Journal Vol.5,trang 12,2009
  • Sử dụng phần mềm thiên văn (1) Tìm kiếm nhật thực trong quá khứ và tương lai*, "Giáo dục Thiên văn" Vol. 102, trang 55, 01/2010, đồng tác giả với Aoki Seiichiro
  • Trường hợp hành tinh thẳng hàng tốt nhất, "Giáo dục Thiên văn" Vol.103, trang 12, 03/2010
  • Sử dụng phần mềm thiên văn (Ngoài lề) Chơi vui với phần mềm Stellarium, "Giáo dục Thiên văn" Vol.107, trang 22, 11/2010
  • Ghi chép cổ nhất về siêu tân tinh trong lịch sử, "Giáo dục Thiên văn" Vol.113, trang 55, 11/2011
  • Hiện tượng thiên văn trong Kojiki, "Giáo dục Thiên văn" Vol.119, trang 32, 11/2012
  • Sao chổi trong ký ức (2) Sao chổi lớn West, "Giáo dục Thiên văn" Vol.120, trang 21, 01/2013
  • Xác định kết quả học tập *, NAIS Journal Vol.8, trang 3, 2013
  • Quan trắc nhật thực hình khuyên - Nỗ lực quan trắc ở Kyoto -, "Giáo dục Thiên văn" Vol.125, trang 55, 11/2013
  • Astro Talk (Đàm đạo thiên văn) tại Bảo tàng Kyoto*, "Giáo dục Thiên văn" Vol.127, trang 35, 03/2014
  •  
  • Siêu tân tinh "Meigetsuki và Những hiện tượng vũ trụ mới nhất" trang 35, Bảo tàng Tổng hợp Đại học Kyoto 2014
  • Tính toán số trị và phân tích thống kê bằng R*, NAIS Journal Vol.10,trang 61-69,2015
  • Hệ số của Định luật Titius-Bode, NAIS Journal Vol.10,trang 70-72,2015
  • Accumu | Tạp chí Hội cựu học viên Học viện Máy tính Kyoto

(dấu * là đồng tác giả)

Sách xuất bản

  • Thực hành Số học Cơ bản (Kèm đĩa mềm), Nhà xuất bản Kyoritsu 1990·
  • "Tuyển tập Luận văn Miyamoto Shotaro" (Giám sát), Học viện Máy tính Kyoto, 1993
  • "Space Cruise" (Kèm đĩa mềm), ASCII MEDIA WORKS, 1994
  • "Quan sát bầu trời bằng máy tính" (Kèm đĩa mềm), Science-sha, 1995
  • "Lời khuyên cho những người ngắm sao", Ohmsha Technolife Sensho, 1996
  • "Học Số học Cơ bản bằng Excel" (Kèm đĩa CD) * Nhà xuất bản Kyoritsu 2000. 2006 tái bản có chỉnh sửa.
  • "Thiên văn học nhập môn - Nhìn vũ trụ qua máy tính" (Kèm đĩa CD), Ohmsha, 2001
  • "Những vì sao làm rung chuyển lịch sử" * Kouseisha-kouseikaku 2006
  • "Những con người giải mã thảm họa", Kouseisha-kouseikaku 2013

(dấu * là đồng tác giả)