Skip to main content

Gary H. Tsuchimochi

Gary H. Tsuchimochi

Lý lịch

  • Cử nhân Nghệ thuật (Bachelor of Arts) Đại học Bang California, Thạc sỹ Nghệ thuật (Master of Arts) Đại học bang California, Thạc sỹ Teachers' College thuộc Đại học Columbia (Ed.M), Tiễn sỹ Teachers' College thuộc Đại học Columbia (Ed.D), Tiến sỹ Giáo dục Đại học Tokyo
  •  
  • Phó Hiệu trưởng Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto.

Lời nhắn gửi

Tìm ra bản sắc của bản thân mình, không bị bó hẹp trong định kiến

Triết lý giáo dục (Teaching Philosophy) của tôi là xây dựng giờ học cùng với các sinh viên.Trong giờ học, tôi luôn nuôi dưỡng tinh thần của người làm giáo dục khai phóng (Liberal Arts), sáng tạo ra cái mới mà không bị bó buộc trong định kiến.Để làm được điều đó, tôi nghĩ trách nhiệm của người giáo viên là phải xây dựng một môi trường học tập tốt cho các học viên.Tôi tin rằng, giáo viên cũng cần phải học, phải trưởng thành cùng với học viên.Ở Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, có rất nhiều du học sinh và học viên ưu tú đang theo học, họ đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau và đều là những con người có triển vọng.Họ chính là những kho tàng tiềm ẩn cần được khai phá.Trong quá trình học lên đến bậc đại học, sinh viên được học theo mô hình giải quyết vấn đề.Sau khi lên bậc sau đại học, học viên sẽ phải học theo mô hình phát hiện vấn đề. Họ không thể chỉ giải quyết tốt các vấn đề có sẵn, mà còn cần khả năng tự mình phát hiện ra những vấn đề mới.Các học viên của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto đang ở trong một môi trường học tập rất tốt.Lý do là vì ở đây họ có thể dễ dàng học được kiến thức chuyên môn về IT, vận dụng chúng một cách không có giới hạn, dũng cảm tiến lên thách thức thế giới tương lai.Tôi đã luôn dốc sức thúc đẩy điều gọi là "đại doanh liên kết",tức là sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.Sau này, tôi muốn nhắm đến kết nối trường đào tạo sau đại học với xã hội, tức là các doanh nghiệp.

 Mong các bạn sẽ giúp tôi thực hiện ước mơ của mình.

Bộ môn phụ trách

  • Lý luận về phát triển nhân lực toàn cầu
  • Nghiên cứu so sánh quốc tế về giáo dục trong trường học và doanh nghiệp
  •  

Lĩnh vực chuyên môn

  • So sánh giáo dục quốc tế (So sánh giáo dục Nhật và Mỹ)
  • Lịch sử cải cách giáo dục ở Nhật hậu Thế chiến 2
  • Giáo dục khai phóng (Liberal Arts)
  • Phát triển giảng dạy
  • Cộng đồng học tập - giảng dạy
  • Tư vấn giáo dục

Thành tích

  • "Nghiên cứu về đoàn đại sứ giáo dục của Mỹ tại Nhật Bản (United States Education Mission to Japan)", Bộ phận xuất bản Đại học Tamagawa, 1991, Luận văn Học vị Đại học Tokyo
  • "Khai sinh trường đại học của chế độ mới - Phát triển Chính sách Đại học tư thục sau Thế chiến 2), Bộ phận xuất bản Đại học Tamagawa, 1996, Trích Luận văn học vị Tiến sỹ Teachers' College, Đại học Columbia
  •    
  • "Chính sách cải cách giáo dục cao đẳng ở Nhật Bản thời hậu chiến - Xây dựng cơ cấu giáo dục, giáo dưỡng", Bộ phận xuất bản Đại học Tamagawa, 2006
  • "Teaching Portfolio - Bí quyết cải tiến bài giảng" - Toshindo, 2007
  • "Learning Portfolio - Bí quyết cải tiến việc học tập (Toshindo, 2009)
  • "Học tập chủ động bền vững và áp dụng được trong xã hội - Mô hình ICE liên kết trường đại học và xã hội", Toshindo, 2017

 

  •   
  • Sue Young "Phương pháp học tập và đánh giá dẫn đến học tập độc lập - Mô hình ICE được áp dụng thực tế ở Canada", Toshindo, 2013

Biên tập series

  •  
    • Tuyển tập số đầu tiên, "Thay đổi góc nhìn - từ giáo dục đến học tập, ứng dụng ICT), Toshindo, 2014
    • Tuyển tập số 2, "Mô hình lớp học đảo ngược - flipped classroom - có thể giải quyết được mọi thứ không?", Toshindo, 2014
    • Tuyển tập số 3, "Học tập chủ động và portfolio", Toshindo, 2015
    • Tuyển tập số 4, "Học tập chủ động - liệu thế này đã là ổn chưa?", Toshindo, 2016
    • Tuyển tập số 5, "Mang học tập chủ động từ trường đại học ra xã hội", Toshindo, 2017