Có lẽ tôi đã nghe thấy từ "Tatarafumi" ở đâu đó rồi, nhưng cũng không rõ là nghe ở đâu, nghe có vẻ như đó là một từ mang tính nhiệm màu.Về bản chất, đây là một từ vựng chuyên ngành, nhưng khi tra từ điển quốc ngữ thì nó lại là một từ vựng dùng trong cuộc sống thường nhật.Gần đây có vẻ như nhu cầu liên quan đến quặng sắt đang ngày càng mở rộng, tôi nghe khá nhiều tin tức nói rằng có các buổi lễ nhập hỏa mới tại rất nhiều lò luyện hay người ta tiến hành tu sửa những lò luyện đã từng được sử dụng nhiều.Trong các bài báo gần đây có thấy xuất hiện các kế hoạch xây dựng lò luyện thép của Sumitomokinzoku tại Brazil.Tại các lò rèn ngày nay than cốc được dùng làm nguyên liệu khử cùng với quặng sắt.Tại các lò luyện của Brazil này thì sử dụng vùng đất rộng lớn, trồng cây bạch đàn và sử dụng than gỗ được chế tạo từ những cây bạch đàn đó thay cho than cốc.Bằng cách đó, lượng carbon dioxide được cây bạch đàn hấp thụ và carbon dioxide thải ra từ lò cao có thể được bù đắp.Quả là câu chuyện ở tầm vĩ mô đúng không.
Tôi trước khi vào Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto, tôi có hơn 10 năm sống tại Hiroshima.Tại vùng đất núi ở khu vực Chukoku nằm ở trung tâm ranh giới tỉnh Hiroshima và tỉnh Shimane có rất nhiều dấu vết của sắt Tatara của Nhật Bản cổ.Mùa hè năm ngoái tôi được một người biết rõ về lịch sử quê hương mà tôi rất thân thiết thời đó giới thiệu về khu vực phía Bắc của Hiroshima, và tôi đã có thể xác nhận thực tế.Tại khu vực vùng núi Chukoku đã lấy được quặng sắt và than gỗ lấy được từ cây rừng của vùng núi xung quanh là vô cùng quan trọng.Câu chuyện về than gỗ có vẻ như có chút gì đó liên quan tới than gỗ từ rừng trồng bạch đàn nói trên.Chuyện đó gác sang một bên, rèn sắt Tatara là kỹ thuật được kế thừa từ thời cổ đại của Nhật truyền tới trên nghìn năm.
Khi nghĩ tới những vấn đề này, tôi nhớ tới "Công chúa Mononoke" của MiyazakiHayao.Trong đó có xuất hiện một cảnh là bước lên tấm Tatara thực tế tại phòng Tatara do Eboshi Gozen dẫn đầu.Tatarafumi là thiết bị mà đưa than gỗ và sắt vào trong lò và đưa không khí vào đó bằng ống thổi.Khi xem cảnh này tôi đã biết việc thổi không khí bằng cách dồn sức mạnh của nhiều người lên tấm bảng lớn.Tuy nhiên, nếu như không liên tiếp dẫm lên thì lửa trong lò sẽ bị tắt.Tôi không hiểu Miyazaki Hayao viết Tataraba với dự định gì, nhưng có lẽ là có liên quan tới mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người và rừng trồng bạch đàn.
Kỹ thuật đang dần dần thay đổi cùng với sự thay đổi của thời đại.Hiện tại rèn sắt Tatara chỉ được sử dụng trong những sự kiện đặc biệt, hay trong chế tác đao Nhật đặc trưng.Tuy nhiên, phong thổ được kế thừa kỹ thuật này từ thời cổ đại lâu đời vẫn có tại Nhật, điều này ta nên nhận thức được.Những kỹ thuật mới được tạo ra, và cũng có rất nhiều các kỹ thuật khác bị mất đi, tuy nhiên dù thế đi nữa những thứ cũ được cất đi và cũng có rất nhiều thứ mới được sinh ra.Tại Nhật Bản, chắc hẳn là đôi khi ta cũng nên gợi nhớ tới những cái có lịch sử lâu dài với nhiều phương diện đã được tích lũy như thế.
Yamagata Keiichi