Lời nhắn gửi
Tại Nhật thời bấy giờ vẫn còn áp dụng Luật Viễn thông có dây cũ, do đó đề án của tôi đã kết thúc mà không nhận được bất kỳ sự chú ý nào, nhưng sau đó tôi biết được rằng ý tưởng của mình không phải quá sai lầm nên đã có tự tin trở lại.
Sau khi chuyển qua làm giảng viên của lớp Kỹ thuật Kế hoạch của Đại học Kyoto, tôi đã trở nên quen thuộc với "Vận trù học" và có được cơ hội sử dụng nó vào lĩnh vực ứng dụng thực tiễn liên quan đến "Kiểm soát giao thông đường bộ". Đối với tôi, cơ hội lần này đã đem lại những kinh nghiệm quan trọng.
Trong thời gian hơn 40 năm, tôi chủ yếu nghiên cứu về "kiểm soát giao thông đường bộ" trên đường cao tốc có thu phí trong các thành phố. Đối với những người nghiên cứu kỹ thuật viễn thông trong thế hệ của chúng tôi, tôi cho rằng mọi người chủ yếu phụ thuộc vào mô hình toán học. Theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng cho đến nay chúng ta đã suy nghĩ về những hệ thống đã mất đi tính con người. Đương nhiên là cũng cần phải suy xét đến những lợi ích khi dựa vào mô hình toán học. Lợi ích trọng yếu ở đây đó là chúng ta có thể dễ dàng giải thích rõ ràng cấu trúc của mô hình và lập trường cơ bản của nó với người khác. Chúng ta có thể làm rõ cấu trúc logic của mô hình theo một hệ tiên đề nhất định. Vấn đề là làm thế nào để đưa tính con người vào trong mô hình đó. Một khi làm được điều này, chúng ta sẽ đạt được những tri thức mới. Về phương pháp để làm được điều này, ví dụ có phương pháp động lực học hệ thống, được coi là có hiệu quả vì là một phương pháp khá chắc chắn.
Học tập và nghiên cứu tại trường Đại học đào tạo sau đại học về Công nghệ thông tin Kyoto chắc chắn sẽ giúp mở rộng tầm nhìn của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể mở ra một chân trời mới.