Giáo sư Yoshitaka Kai
Cựu Công ty TNHH Teijin
Giáo sư Yoshitaka Kai đã từng phát triển hệ thống phân phối hàng hóa và hệ thống MD may mặc sử dụng AI đầu tiên tại Nhật Bản khi làm việc tại Tejin, một doanh nghiệp dệt may lớn, sau đó ông chuyển sang làm việc tại Ngân hàng ủy thác Mitsubishi, phụ trách phát triển và vận hành hệ thống điều hành tài sản. Dựa trên 28 năm kinh nghiệm làm việc thực tế, ông sẽ giảng dạy về quản trị kinh doanh, tài chính và Fintech (Công nghệ tài chính).
Đây là lúc để bộ môn máy tính trở thành hạt nhân của các cơ quan tài chính
Tham gia vào làm "Quỹ đạo của công nghệ tài chính"
- Xin cho biết suy nghĩ của ông về mối quan hệ giữa IT và ngành tài chính.
Khi làm việc tại Mitsubishi UFJ Bank, tôi đã tham gia vào hoạt động của hệ thống chứng khoán, phát triển mô hình quyền chọn trái phiếu và chứng khoán hóa thế chấp nhà ở, tất cả đều là những lĩnh vực gần như mới đối với Nhật Bản.Đây chính là "Quỹ đạo của công nghệ tài chính", phải không ông?Ngành tài chính vốn là thế giới của các con số, vì vậy mà nó có tính tương thích rất cao với những chiếc máy vi tính, vốn được làm ra để phát huy khả năng tính toán số học, vì vậy có gọi lịch sử của ngành tài chính là lịch sử của cơ giới hóa thì cũng không phải là quá lời.Trong một thời gian rất dài, IT chỉ được coi như một công cụ giúp đỡ ngành tài chính tăng năng suất làm việc của mình lên.Thời gian qua đi, cơ sở của các tổ chức tài chính hiện tại đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các ngân hàng bán lẻ.Ngày nay, ta thấy có rất nhiều tin về các tổ chức tài chính phải trải qua cải tổ, cắt giảm và thuyên chuyển nhân sự, điều mà trước đây tưởng như chẳng bao giờ xảy ra, trong bảng xếp hạng nguyện vọng tìm việc của sinh viên, ngành tài chính cũng bị mắc kẹt ở vị trí thấp.Trong hoàn cảnh ấy, công nghệ máy tính đang bắt đầu chiếm vị trí cốt lõi trong các cơ quan tài chính, giống như nó đã làm với lĩnh vực kinh doanh và đầu tư trước kia.
Khả năng tự phân tích và hiểu sâu hơn và công việc, trong một số trường hợp còn có thể tự thiết kế công việc
- Xin ông cho biết vai trò của chuyên gia IT đang thay đổi như thế nào?
Việc IT giúp tăng hiệu suất làm việc của ngành là một hiện tượng không phải chỉ có trong ngành tài chính, mà còn tồn tại ở nhiều ngành khác nữa.Vì IT chỉ đóng vai trò hỗ trợ, nên các kỹ sư IT phải lắp ráp máy tính và viết phần mềm theo bản thiết kế của những người trực tiếp làm công việc.Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc của IT đã khiến những việc nó có thể làm không chỉ còn là tính toán và ghi nhớ, rõ ràng thấy rằng máy tính ngày nay có thể làm được những việc như phán đoán, suy luận, vốn là những công việc tưởng như chỉ con người làm được, và như thế IT đã lớn mạnh, trở thành thứ có thể thay thế được cho con người trong tài chính và quản lý tài sản. Đến lúc này, sự tăng cường về lượng đã dẫn đến sự biến đổi về chất.Nói cách khác, IT hóa và thiết kế cách làm công việc đã hòa vào làm một, đến mức không thể vẽ ra một lằn ranh rõ ràng phân chia hai lĩnh vực này nữa.Các kỹ sư có liên quan đến IT ngày nay cũng được yêu cầu phải có những kỹ năng mới, không còn giống trước kia.Họ không còn ở phía bị động chờ bản thiết kế nữa, mà phải tự mình phân tích, suy đoán, có lúc còn phải thiết kế cách làm việc cho khách hàng.Trong nhiều trường hợp, hình thức này hiệu quả hơn nhiều so với việc chia ra “người chuyên suy nghĩ” và “người chuyên làm” như lúc trước. Có thể nói rằng một thế giới mới chưa ai từng trải qua đã mở ra trước mắt những người làm nghề IT. Kể từ bây giờ, nhiều thể loại công việc mới như marketing kết hợp IT, kinh doanh kết hợp IT, nghiên cứu kết hợp IT sẽ được sinh ra, rồi có lẽ sẽ có những từ ngữ thể hiện sự kết hợp ấy, giống như Fintech - công nghệ tài chính tức là tài chính kết hợp IT vậy.
Niềm vui khi sự học làm thay đổi góc nhìn cuộc sống
- Trong thời đại hiện nay, xin hỏi ông đang dạy bộ môn gì ở KCGI?
Tôi có kinh nghiệm giảng dạy MBA, và có thể khẳng định lý do những người đang đi làm chọn theo học có thể chia ra thành như sau: 1, họ đã có kiến thức MBA rồi nhưng muốn học chuyên sâu hơn. 2, họ là kỹ sư hoặc nhà nghiên cứu, muốn học thêm kiến thức của nhà quản lý. 3, họ muốn chuyển việc hoặc khởi nghiệp.Có nhiều học viên nhập học KCGI ngay sau khi tốt nghiệp đại học, vì KCGI là môi trường tốt để đồng thời học về IT và quản lý, nên tôi rất mong các học viên ấy sẽ chớp lấy cơ hội, thử sức mình trong tất cả lĩnh vực có thể.Tôi rất muốn có những sinh viên dám đối mặt trực tiếp và có nhận thức sâu sắc về các vấn đề, có mong muốn cải thiện bản thân.Hẳn sau này sẽ có rất nhiều cơ hội cho các học viên ấy lập công ty riêng. Trong hoàn cảnh ấy, tôi chú trọng dạy các học viên những điểm sau đây: Lựa chọn thật kỹ chủ đề, lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi suốt phần đời còn lại. Không học vì tín chỉ, mà học để trở thành những chuyên gia có trình độ hàng đầu Nhật Bản. Luyện tập, rèn giũa khả năng viết, khả năng truyền đạt ý tưởng tới mọi người. Qua lại giữa thực tế và các mô hình (cấu trúc trừu tượng, các tham số). Xây dựng các mối quan hệ với người xung quanh, duy trì đến cả sau khi hoàn thành khóa học.Nhờ việc học mà chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ mà mình chưa bao giờ nhìn thấy, hoặc nhìn mọi thứ theo hướng khác đi, thay đổi cách nhìn cuộc đời và cách sống.Đây là niềm vui mà người ta chỉ có thể nếm trải ở trường đại học.Bạn học cũng là mối quan hệ tình bạn kéo dài suốt cuộc đời ta, không phụ thuộc vào lợi hại được mất.Tôi rất mong các học viên sẽ tìm được những người bạn, những người giáo viên tốt ở KCGI.Sau khi tốt nghiệp, học viên vẫn có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu chung ở trường.Rất mong các học viên sẽ lập được những mạng lưới kết nối rộng lớn thông qua việc cùng nhau học tập.Như tôi đã nói từ trước, một thế giới mới chưa ai từng trải qua đã mở ra trước mắt những người làm nghề IT.Trong tương lai, vai trò dẫn đầu sẽ được giao cho các bạn. Con đường phía trước của các bạn rất rộng mở, nhưng cũng đầy những khó khăn của người khai phá. Mong các bạn sẽ học được tinh thần khai phá và sức mạnh để vượt qua những gian nan ở KCGI.