Skip to main content

Giáo sư Gary Hoichi Tsuchimochi

Giáo sư Gary Hoichi Tsuchimochi

Giáo sư Gary Hoichi Tsuchimochi

Phương pháp Giáo dục Đại học (Faculty Development),
Giáo dục so sánh, Lịch sử cải cách giáo dục thời hậu chiến,
Chuyên gia Giáo dục khai phóng

 

Giáo sư Gary Hoichi Tsuchimochi có triết lý giảng dạy (Teaching Philosophy) đó là phải xây dựng giờ học cùng với học viên của Trường Sau Đại học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI). Với chủ đề nghiên cứu là hồ sơ giảng dạy, hồ sơ học tập, vv, thầy kêu gọi học viên của KCGI cùng xây dựng nên một cộng đồng học tập tạo ra những giờ học lấy người học là trung tâm.

Tìm ra bản sắc của bản thân mình, không bị bó hẹp trong định kiến

Mục đích nguyên gốc của giáo dục là làm "chất xúc tác" cho việc học của học sinh

- Xin thầy giải thích triết lý giảng dạy của mình một cách cụ thể, theo từng môn học một.

- Tại sao chúng ta không nên để bản thân mình bị bó hẹp trong định kiến?

Nếu ta bị bó buộc trong định kiến, ta sẽ không thể suy nghĩ một cách linh hoạt và tự do được.Trường chúng tôi là nơi các học viên tìm đến để học về các công nghệ tiên tiến như IT và đặc biệt là AI, nên cần phải có tính sáng tạo.

- Xin thầy cho biết điểm khác biệt giữa học tập và học vấn?

Cho đến cấp đại học, sinh viên, học sinh đi học trong thế thụ động, tập trung vào học và luyện tập những gì mình được dạy, nên gọi là học tập.Việc học trong giai đoạn này nhấn mạnh vào "nhập" kiến thức vào bản thân.Khi lên đến cao học, có nhiều chuyện sẽ không ai dạy bạn cả, học viên phải tự học, tự chất vấn, đặt câu hỏi.Đây chính là nguồn gốc của từ "học vấn".Học và hỏi chính là những hành trang của con người khi bước vào xã hội. Đến giai đoạn này, việc học nhấn mạnh vào đầu ra, vào những gì mà con người cho ra được sau khi học.

- Xin thầy cho biết về hình thức học kiểu khám phá vấn đề?

Trong xã hội tương lai, học viên sẽ được yêu cầu phải học theo kiểu khám phá vấn đề.Khám phá là cần thiết để sáng tạo ra những điều mới.Và để khám phá thì không thể không đặt câu hỏi.Nhưng đặt câu hỏi một mình thì cũng có những giới hạn của nó.Nói cách khác, học viên sẽ được yêu cầu học tập theo đội, chứ không phải theo nhóm nữa.Hình thức này gọi là TBL (Team-based learning, học tập theo đội), nó đang dần mở rộng và thay thế cho PBL (Project-based learning, học tập theo đồ án).

- Xin thầy cho biết môi trường học tập là gì?

Việc học sẽ thay đổi dựa theo môi trường học tập.Công việc của giáo viên không phải chỉ là dạy học.Giáo viên phải là những người tạo ra môi trường.Đây chính là khác biệt giữa "giáo dục" và "education",cũng là khác biệt trong suy nghĩ giữa Nhật Bản và Mỹ.

- Xin thầy cho biết Giáo dục khai phóng (Liberal Arts) là gì?

Đây là cốt lõi của giáo dục bậc đại học.Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến Giáo dục khai phóng người ta thường nghĩ đến các môn thuộc khối xã hội.Tuy nhiên, dần dần người ta đã nhận ra rằng trong cả các môn tự nhiên giáo dục khai phóng cũng là cần thiết, và đã nhấn mạnh sự thật này.Ví dụ, trường Đại học Công nghệ Tokyo gần đây mới có thêm một Trung tâm Giáo dục Khai phóng, với cựu phóng viên Akira Ikegami của đài NHK là giáo viên giảng dạy.Trường MIT nổi tiếng ở bờ Đông nước Mỹ cũng tương tự.Trường Wesley College - nơi cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tốt nghiệp và nổi tiếng vì là nơi quay bộ phim "Nụ cười Mona Lisa" - là một trường đại học nữ sinh khối tự nhiên tiêu biểu ở Mỹ, và cũng được biết đến rộng rãi như một trường giáo dục khai phóng.Tôi đã mang "Bài giảng cho tân học viên" của ngôi trường này về áp dụng tại Nhật Bản.

- Xin thầy cho biết "năng lực cơ bản của người lao động" là gì?

Ở các trường đại học và doanh nghiệp, cụm từ "năng lực cơ bản của người lao động" rất thường xuyên được sử dụng. Tôi còn từng viết một cuốn sách về nó nữa. 

- Liệu chúng ta có thể sống chung với trí thông minh nhân tạo (AI) được hay không?

Gần đây có thông tin rằng đến năm 2045, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ vượt qua con người, quả làm dấy lên cảm giác nguy hiểm, rằng AI có thể cướp đi công việc của con người chúng ta.Trong một dự án liên kết giữa học thuật và doanh nghiệp của Văn phòng Hiệp hội Giáo dục Thông tin Đại học Tư thục mang tên "Đào tạo giáo viên đại học trong môi trường doanh nghiệp", tôi đã được tham gia vào các buổi đào tạo trong một công ty đồ điện tử lớn.Công ty này cũng đi đầu trong công nghệ AI, từng được thủ tướng Đức Angela Merkel (Một tiến sỹ vật lý) đến thăm.Buổi học ở đây đã nhấn mạnh tính thiết yếu của việc cộng sinh với trí tuệ nhân tạo (AI), chứ không phải là đối đầu với nó.Cũng tức là cần phải kết hợp khoa học kỹ thuật và giáo dục con người với nhau.

- "Học cách học" là như thế nào?

Ở trường MIT và Wesley College, họ rất chú trọng vào "dạy cách học", để học viên có thể học tập một cách tự giác.Đây chính là cốt lõi của những trường đại học theo hình thức giáo dục khai phóng.

- Xin hỏi "liên kết giữa đại học và xã hội" là như thế nào?

Đây là một khái niệm do tôi nghĩ ra, trong tương lai các trường đại học và cao học sẽ cần phải liên kết với xã hội, tức là với các doanh nghiệp.Vì thế nên chúng tôi cần phải chuẩn bị cho học viên khả năng học tập độc lập.

- Về triết lý đào tạo của tập đoàn KCGI

Mỗi trường đại học đều cần có ba chính sách: Tiêu chí xét nhập học, Chương trình giảng dạy và Tiêu chí cấp văn bằng.Triết lý đào tạo của tập đoàn KCG, là tập đoàn mẹ của trường KCGI, có thể kể đến: "Trau dồi năng lực sáng tạo trong công nghệ máy tính" và "Đào tạo khả năng tư duy từ nhiều góc nhìn trong xã hội thông tin".Có thể nói đây chính là sự kết hợp của khối tự nhiên và khối xã hội (giáo dục khai phóng).

Sử dụng IT để vươn tới những điều chưa ai biết đến

 

Những học viên của KCGI có thể nói là đang ở trong một môi trường giáo dục rất tuyệt vời.Lý do là vì ở đây họ có thể dễ dàng học được kiến thức chuyên môn về IT, vận dụng chúng một cách không có giới hạn, dũng cảm tiến lên thách thức thế giới tương lai.Ước mơ của tôi là tạo ra một cộng đồng học tập coi trọng việc giao tiếp với học viên, cùng với học viên tạo ra các lớp học lấy người học làm trung tâm.Mong các bạn sẽ giúp tôi thực hiện ước mơ của mình.