Skip to main content

Viện sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên tại Nhật Bản - Mục tiêu đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực IT

1. Viện sau đại học nghiên cứu và Viện sau đại học chuyên môn

Việc đào tạo nguồn nhân lực tại các viện sau đại học có thể chia làm 2 loại hình lớn đó là ①Đào tạo nhà nghiên cứu và ②Đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Cho đến nay, tại Nhật Bản vẫn chủ yếu là các viện sau đại học nghiên cứu nhằm đào tạo các nhà nghiên cứu, và gần như là không có một viện sau đại học nào thực hiện chương trình giảng dạy chuyên về đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

  Mặc khác, mong muốn được nâng cao kỹ năng hoặc thay đổi nghề nghiệp của những người đang đi làm cũng ngày càng gia tăng.

Đối với những nhu cầu xã hội này, có nhiều khía cạnh mà những viện sau đại học nghiên cứu từ trước đến nay không thể đáp ứng đầy đủ. Nói cách khác:

  1. 1. Tại các viện sau đại học nghiên cứu thì nghiên cứu càng ở trình độ cao, sự phân hóa chuyên môn, chuyên môn hóa trong lĩnh vực nghiên cứu lại càng trở nên rõ ràng, do đó không thể nào xây dựng được cấu trúc chương trình giảng dạy có thể giúp học viên tiếp thu đồng đều cả kiến thức, kỹ năng cần thiết ở phạm vi rộng để thực hiện công việc thực tiễn thông thường.
  2. 2. Viện sau đại học nghiên cứu có đội ngũ giảng viên chủ yếu là các nhà nghiên cứu không có kinh nghiệm làm việc thực tế, do đó họ cực kỳ xa lạ với công việc thực tế trong xã hội, và họ cũng không thể giảng dạy cho học viên kỹ năng thực tiễn cần thiết cho công việc.
  3. 3. Các viện sau đại học nghiên cứu có xu hướng tuyển sinh chỉ giới hạn với học viên tốt nghiệp từ những khoa, ngành liên quan cụ thể, do đó không thể tạo ra cơ hội thay đổi nghề nghiệp cho học viên.

"Viện sau đại học chuyên môn" là một hệ thống mới được bắt đầu theo Luật giáo dục học đường sửa đổi thi hành năm 2003, viện sau đại học này có mục đích đào tạo nhân lực sở hữu năng lực chuyên môn cao trong nghề nghiệp (nhân lực có trình độ chuyên môn cao). Không giống như các trường đại học nghiên cứu thông thường, tại các viện sau đại học chuyên môn này cân nhắc, xem xét nhiều vấn đề để đào tạo nhân lực có năng lực thực tiễn, ví dụ như họ bắt buộc phải tuyển dụng một tỷ lệ nhất định các giảng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế, hay họ bị quy định nghiêm ngặt với số lượng học viên phân cho mỗi giảng viên, vv. Viện sau đại học chuyên môn là một hệ thống các trường sau đại học mới, đáp ứng nhu cầu xã hội đó là đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng đào tạo linh hoạt và thực tế tùy theo đặc trưng của các lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau.

2. Trường chuyên nghiệp là gì?

Hình mẫu cho các viện sau đại học chuyên môn ở Nhật chính là các trường chuyên nghiệp ở Mỹ. Các trường chuyên nghiệp này có các ưu điểm nổi bật như sau.

  1. 1. Cấu trúc chương trình giảng dạy không chỉ tập trung vào việc truyền thụ kiến thức và kỹ năng về một vấn đề cụ thể nào đó. Cấu trúc chương trình giảng dạy được cân nhắc để đào tạo được khả năng sâu rộng và toàn diện cho học viên, như là khả năng hiểu biết xã hội, khả năng thực hiện các hành động dựa trên chuẩn mực đạo đức và quan tâm đến toàn xã hội, vv.
  2. 2. Phương pháp đào tạo cũng có ưu điểm nổi bật. Thay vì các bài giảng theo một kiểu, các trường này áp dụng nhiều hình thức khác nhau vào giờ học như là thảo luận hay làm việc nhóm, trọng tâm là thúc đẩy tính tự động và tính tích cực của học viên. Ngoài ra, các giảng viên có kinh nghiệm thực tế cũng có cơ hội lên lớp nhiều, do đó các giờ học được tổ chức theo chủ đề thực tiễn có quan hệ mật thiết với xã hội thực.
  3. 3. Các trường này tiếp nhận học viên với nền tảng đa dạng, không giới hạn khoa, ngành đã tốt nghiệp.  Nhờ vào việc học tập trong một cộng đồng học viên tốt nghiệp từ các khoa, ngành khác nhau, mỗi sinh viên đều tự nhiên có thể trau dồi tính linh hoạt và mở rộng tầm nhìn.

Tại Mỹ, các chuyên gia là lãnh đạo trong các lĩnh vực của xã hội chiếm phần lớn là những sinh viên tốt nghiệp từ các trường chuyên nghiệp như trường Luật hay trường Quản trị kinh doanh (MBA), và học vị về nghề nghiệp chuyên môn cũng được đánh giá cực kỳ cao trong xã hội. Trường chúng tôi đặt mục tiêu trở thành một trường chuyên nghiệp kiểu Mỹ.

3. Trên cương vị một viện sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên tại Nhật Bản

Trường chúng tôi xác lập vị thế là một trong những trường thuộc hệ thống viện sau đại học chuyên môn, dựa trên nền tảng là mạng lưới giáo dục với các trường đại học tại Mỹ, như là Đại học Công nghệ Rochester và Đại học Columbia, vv, chúng tôi áp dụng kỹ năng giáo dục của các trường chuyên nghiệp tại Mỹ vào chương trình giáo dục, đồng thời sửa đổi các kỹ năng này sao cho phù hợp với tình hình của Nhật Bản. Nói cách khác:

  1. 1. Với cấu trúc chương trình giảng dạy, trọng tâm là các môn học hệ kỹ thuật, môn học hệ quản trị kinh doanh, hệ kinh tế, đồng thời các môn học như lãnh đạo, đào tạo nhân lực, vv cũng được đưa vào chương trình rất nhiều, cấu trúc chương trình được cân nhắc để đảm bảo học viên có thể lĩnh hội đồng đều các kỹ năng cao độ và đa dạng, cần thiết để trở thành người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực IT.
  2. 2. Trường bổ nhiệm một số lượng lớn giảng viên là những người có kinh nghiệm làm việc thực tế trong các doanh nghiệp, hay những người tốt nghiệp từ các trường chuyên nghiệp của Mỹ, vv. Trong môi trường giáo dục lý tưởng đó là mỗi một giảng viên chỉ phụ trách dưới 10 học viên, chúng tôi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực IT thông qua các giờ học thực tiễn ứng dụng nhiều hình thức khác nhau như là thảo luận, làm việc nhóm hay thuyết trình, vv.
  3. 3. Chúng tôi tiếp nhận học viên với nền tảng đa dạng, không giới hạn khoa, ngành đã tốt nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng cánh cửa chào đón cả người đang đi làm. Trong chế độ tại các viện sau đại học ở Nhật Bản từ trước đến nay, sẽ rất khó để một sinh viên tốt nghiệp khoa Văn học có thể ứng tuyển vào lĩnh vực IT hay máy tính trong các viện sau đại học, nhưng trường chúng tôi lại đang mở ra cơ hội thay đổi nghề nghiệp cho tất cả mọi người.

Với những đặc trưng khác biệt với các viện sau đại học nghiên cứu trước đây như đã kể trên, trường chúng tôi đang triển khai chương trình giáo dục riêng biệt nhằm hoàn thiện vai trò là một viện sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên tại Nhật Bản.

Lĩnh vực hoạt động

Hiện nay, trong ngành công nghiệp, đi đôi với sự cao độ hóa trong IT (ICT)(đặc biệt là sự lan rộng của công nghệ kinh doanh web), việc ứng dụng IT trình độ cao mới đang trở thành vấn đề nếu như so với vấn đề "IT hóa" từ trước đến giờ. Nói cách khác, IT (ICT) không chỉ đơn thuần sử dụng để cải thiện nghiệp vụ, mà còn phải sử dụng để thiết lập các chiến lược tiên tiến cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là phải IT hóa ở cấp cao nhất trong kinh doanh, nhân lực liên quan đến IT cũng cần phải có kiến thức, kỹ năng cao độ, cũng như là sự nhạy bén cao trong kinh doanh.

Trường chúng tôi đang thực hiện một chương trình giảng dạy nhằm đào tạo nhân lực IT trình độ cao theo yêu cầu của ngành. Sinh viên tốt nghiệp từ trường được hi vọng là sẽ làm những loại hình công việc liên quan đến IT như dưới đây.

CIO (Chief Information Officer: Giám đốc Thông tin)

Cùng với những bước tiến của công cuộc IT hóa các doanh nghiệp, và việc IT trở thành sức mạnh nâng đỡ nền móng của việc kinh doanh, những CIO - người đưa ra các chiến lược IT để hỗ trợ một phần việc vận hành doanh nghiệp - đang rất được các doanh nghiệp săn đón. CIO là một người có trình độ chuyên môn cao về IT, sẽ tham gia vào việc lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp, xây dựng chiến lược thông tin để xây dựng môi trường để hiện thực hóa các chiến lược đó , tạo ra một hệ thống thông tin sống động, vận dụng được đa dạng tri thức kinh doanh mà doanh nghiệp sở hữu.

Project Manager (Quản lý Dự án)

Quản lý dự án là một người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng hiệu quả tài nguyên kinh doanh trong doanh nghiệp, ứng dụng những công nghệ thông tin tối tân theo cách phù hợp với công ty, quản lý toàn diện dự án và tăng năng suất làm việc của dự án. Để làm những điều đó, người này nhất định phải có kiến thức trong cả hai lĩnh vực IT và kinh doanh. Thêm vào đó, vì một dự án thường sẽ được chia ra cho nhiều ban ngành thực hiện song song nhau, nên người quản lý dự án cũng phải có khả năng giao tiếp và lãnh đạo xuất sắc.

Kỹ sư hệ thống (SE) cao cấp, Kỹ sư xây dựng hệ thống web

  Người này không chỉ cần có kiến thức công nghệ, mà còn cần hiểu rõ về những yếu tố của quản lý kinh doanh, như về chi phí, quy trình thực hiện công việc.

Kỹ sư xây dựng hệ thống web là người tiến hành phát triển hệ thống thực tế bằng những kỹ năng IT tối tân, theo chỉ thị của quản lý dự án và kỹ sư hệ thống cao cấp.

Cố vấn tích hợp hệ thống

Các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian gần đây đang nhờ đến sự trợ giúp của các cố vấn ngoài công ty nhiều hơn trên con đường thúc đẩy IT hóa, để bù cho sự thiếu hụt nhân lực IT trong công ty. Cố vấn tích hợp hệ thống là chuyên gia có khả năng đưa ra lời khuyên về mô hình hệ thống hóa việc kinh doanh sao cho ứng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng, đồng thời tổ chức liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp một cách có hiệu quả để giúp họ chiến thắng trong môi trường cạnh tranh quốc tế đang ngày một khắc nghiệt. Vì cố vấn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp hợp lý, nên cần kỹ năng cao cả về IT, quản lý lẫn giao tiếp.

Chuyên gia web marketing

Đây là một chuyên gia có trình độ chuyên môn cao nắm bắt công nghệ web để xây dựng trang web thương mại điện tử, có năng lực xây dựng chiến lược cung cấp dịch vụ trên mạng Internet và những phương pháp marketing để nắm bắt thói quen hành động của người tiêu dùng trên mạng, sử dụng tất cả những kỹ năng đó để phát triển việc kinh doanh điện tử. Người này cần phải có kiến thức phong phú về kinh doanh, và kiến thức - trình độ cao về những lĩnh vực liên quan đến mạng Internet, như là mạng lưới phân phối hàng hóa, bảo mật trên mạng, v.v...

Kiến trúc sư hệ thống

Kiến trúc sư hệ thống là người có trình độ chuyên môn cao mang vai trò phân tích các vấn đề liên quan đến chiến lược IT của doanh nghiệp, sau đó đưa ra bộ khung giải pháp, ngoài ra còn thiết kế ra kiến trúc hệ thống mới sao cho tương thích với những hệ thống cũ, vốn đã phát triển đến mức cực kỳ phức tạp. Người này có vai trò trung gian, kết nối giữa việc đưa ra chiến lược doanh nghiệp và công cuộc phát triển hệ thống thực tế. Vì vậy nên kiến trúc sư hệ thống không chỉ cần có kỹ năng IT, mà còn cần kiến thức sâu rộng và đa dạng cả về kinh doanh và quản lý.

Cố vấn bảo mật thông tin

Mạng lưới thông tin là một cơ sở hạ tầng không thể thiếu được trong xây dựng thương mại điện tử và Internet of Things (IoT). Nhưng mặt khác, mạng thông tin cũng phải đối mặt với những nguy cơ an ninh ngày càng nghiêm trọng hơn. Cố vấn bảo mật thông tin là người cho lời khuyên giúp khách hàng đặt ra chính sách Bảo mật thông tin, nhằm bảo vệ tài sản thông tin của mình. Để có thể nắm được tình hình của khách hàng và đưa ra phương án giải quyết hợp lý, người này cần có cả hai kỹ năng quản lý và giao tiếp.

Giám đốc sản xuất nội dung

Giám đốc sản xuất nội dung là vị trí quản lý đội ngũ sản xuất nội dung đa phương tiện của doanh nghiệp, nội dung ở đây có thể bao gồm phim, hoạt hình, game, v.v... Đây cũng là người viết ra bản kế hoạch, thương lượng với những công ty tỏ ý muốn hợp tác cùng sản xuất, đảm bảo ngân sách cụ thể cho đội ngũ sản xuất. Giám đốc sản xuất cũng phải lên kế hoạch xem sẽ sử dụng những ấn phẩm làm ra như thế nào để thu hồi được vốn, sau đó phải thực hiện những kế hoạch ấy. Người này cần có năng lực phân tích thành tích làm việc cảu doanh nghiệp trong quá khứ, tình trạng hiện tại của thị trường, và năng lực lãnh đạo để cùng với cả đội thực hiện kế hoạch.

Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Nhà phân tích dữ liệu có vai trò tập hợp và sắp xếp các dữ liệu về khách hàng và sản phẩm thu được trong các hoạt động của công ty, phân tích dữ liệu ấy một cách khách quan, tìm ra những thuộc tính và xu hướng ẩn trong dữ liệu, sau cùng đưa ra những đề xuất phục vụ cho kinh doanh, phát triển hệ thống và giải quyết vấn đề. Trong những năm gần đây, những ngành như nông nghiệp và y tế cũng đã bắt đầu ứng dụng dữ liệu lớn, nên môi trường hoạt động của các nhà phân tích dữ liệu lại càng trở nên rộng hơn. Một nhà phân tích dữ liệu cần có kiến thức về marketing và kinh doanh, thêm vào đó là kỹ năng IT về phân tích thống kê và khai thác dữ liệu, và khả năng suy nghĩ logic dựa trên nền tảng những giả thuyết và kiểm chứng.