Skip to main content

Tháng 11/2007 Lễ tạ ơn

Tôi đã giảng dạy một khóa học về Khai thác dữ liệu tại KCGI trong nửa đầu tháng 11 năm 2007. Tôi đã về nhà vừa kịp lúc để cùng đón Lễ tạ ơn cùng với gia đình và bạn bè.

Lễ tạ ơn là một ngày lễ truyền thống của người Bắc Mỹ nhằm bày tỏ lòng biết ơn với những thứ mà họ nhận được vào cuối vụ thu hoạch. Ở Mỹ, Lễ tạ ơn được tổ chức vào thứ Năm của tuần thứ 4 trong tháng 11, còn ở Canada ngày lễ này sẽ được tổ chức vào thứ Hai của tuần thứ 2 trong tháng 10. [theo Wikipedia]

Đây là một ngày lễ với nhiều khía cạnh, tuy nhiên đối với hầu hết chúng tôi thì đó là quãng thời gian để "bày tỏ lòng biết ơn", nghĩa là: nghĩ về những điều giúp cuộc sống của chúng tôi trở nên tốt đẹp và suy ngẫm xem những điều đó đã đến với chúng tôi như thế nào.

Đương nhiên, tất cả chúng tôi đều vô cùng biết ơn khi có gia đình, bạn bè và sức khỏe. Cá nhân tôi đặc biệt biết ơn rất nhiều nhà sáng chế, bao gồm cả các kỹ sư và các nhà kinh doanh, nhờ họ mà chúng ta mới biết đến cái gọi là Thời đại thông tin. Sự phát triển đáng kinh ngạc của sức mạnh công nghệ máy tính đã thay đổi cuộc sống của chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn, nhanh tới nỗi chúng ta khó lòng nhìn thấy nó đang diễn ra.

    Tất cả phát triển vượt bậc của công nghệ máy tính dường như cũng theo tỉ lệ tăng trưởng với cấp số nhân tương tự. Sự phát triển này bao gồm: tốc độ máy tính, dung lượng bộ nhớ, dung lượng và tốc độ ổ đĩa, tốc độ truyền dữ liệu và cả sự xuất hiện thường xuyên của các bộ phận mới có chất lượng tuyệt vời.

Chúng ta có thể nhìn nhận những phát triển này từ một góc nhìn khác: chi phí dành cho công nghệ máy tính liên tục giảm.    

 

Một vài năm trước, việc cố gắng lưu giữ hình ảnh có độ phân giải cao trong bộ nhớ máy tính vốn là điều không tưởng. Còn hiện nay, phim ảnh được tạo ra ngay trên máy tính.

Tôi đã tìm được một quyển catalog dành cho những người đam mê máy tính được in cách đây 20 năm, từ năm 1987, như một phần quà trong Lễ tạ ơn của tôi. Máy tính trị giá 3.500 USD có bộ nhớ 12.000 byte, một ổ đĩa 15 megabyte và một bộ vi xử lý với tốc độ 20 MHz.

Định luật Moore dự đoán rằng mật độ linh kiện bán dẫn tăng gấp 10 lần trong hai mươi năm qua sẽ còn nhân thêm khoảng 1.000 lần nữa. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần đem các thông số kỹ thuật của máy tính sản xuất năm 1987 nhân lên với 1.000, ta sẽ được một bộ nhớ dung lượng 0,5GB (hơi nhỏ một chút), ổ cứng dung lượng 15GB (rất nhỏ) và tốc độ xử lý là 20 GHz. Thực ra thì chúng ta không có tốc độ máy tính như vậy đối với máy tính cá nhân hiện nay. Nhưng với 3.500 USD, chúng ta có thể mua 10 chiếc máy tính, mỗi cái xử lý với tốc độ 2 GHz (nếu tính đến cả lạm phát thì chúng ta có thể mua được 18 cái máy tính).

Khóa học Khai thác dữ liệu mà tôi sẽ dạy trong tháng 11 sẽ là điều không tưởng vào thời điểm 20 năm trước. Chúng ta "khai thác" dữ liệu vì hiện nay chúng ta có rất nhiều dữ liệu.

Cũng thật thú vị khi chúng ta nghĩ đến và cảm ơn những người đóng góp khác ngoài các nhà sáng chế, doanh nhân và những người khai thác sử dụng. Chính nhu cầu to lớn đối với sức mạnh công nghệ máy tính khiến các doanh nghiệp cạnh tranh điên đảo để đáp ứng nhu cầu đó và cung cấp cho chúng ta những thiết bị nhiều tính năng và ít tốn kém hơn. Một trong những nhu cầu lớn nhất đến từ những người sử dụng công nghệ thông tin chỉ là để giải trí. Những người chơi game, xem phim, trao đổi hình ảnh v.v. Kết quả của tất cả các tương tác lẫn nhau giữa nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã đem đến cho chúng ta công nghệ tuyệt vời, hữu ích và thú vị đến như vậy.

Tôi có rất nhiều thú vui với máy tính: tôi học và dạy những thuật toán thú vị, ngôn ngữ lập trình và khai thác dữ liệu. Định luật Moore đã ngay lập tức đưa chúng ta sang một thế giới mà tất cả chúng ta đều thấy vui vẻ. Và tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc về điều đó.

Tôi đặc biệt cảm ơn KCG và KCGI bởi đã cho tôi cơ hội gặp gỡ và giảng dạy các bạn học viên tại đây.

Peter Anderson