Skip to main content

Hideaki Kashiwara

Hideaki Kashihara

Lý lịch

  • Tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật tại đại học Osaka Furitsu (chuyên môn kỹ thuật cơ khí), tốt nghiệp tiến sỹ khoa học ngành khoa học tự nhiên tại đại học Okayama (chuyên môn công nghiệp sản xuất).
  • Nguyên trưởng phòng phòng phát triển sản phẩm, trưởng phòng phụ trách phát triển sản phẩm Công ty cổ phần sản xuất Dainippon Screen, nguyên trưởng phòng phát triển kỹ thuật, trưởng phòng nghiên cứu LED thuộc phòng nghiên cứu kỹ thuật ánh sáng thuộc công ty cổ phần CCS.
  • Nguyên hội trưởng hiệp hội kỹ thuật thông tin Kansai, thành viên ban giám đốc, phó trưởng chi cục Kansai thuộc hiệp hội quản lý sản xuất Nhật bản, cán bộ khu vực Kinki thuộc hiệp hội kỹ thuật Nhật bản, kỹ sư (Quản lý kỹ thuật chung, khoa học thông tin), kỹ sư quốc tế EMF, kỹ sư APEC, điều phối viên công nghệ thông tin.

Lời nhắn gửi

Trong kinh doanh, một trong những từ khóa của thế kỷ 21 là [kinh doanh nhạy bén]

Với cái nhìn dài hạn, có thể dự đoán rằng, năm 2050 GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của các nước châu Á sẽ đạt khoảng 50% GDP trên toàn thế giới.Ngoài ra, năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về quy mô kinh tếThêm nữa, cũng đã dự đoán rằng năm 2024 sẽ vượt qua nước Mỹ.

Với tình hình hiện tại, thay đổi từ kinh tế tới các vấn đề về môi trường như chính trị, kỹ thuật, xã hội đang bùng phát, nên việc có thể nhanh nhạy nắm bắt được sự thay đổi ấy để nhanh chóng đưa ra được những quyết định trong kinh doanh chính là điều tối quan trọng mang đến thành bại cho doanh nghiệp.Điều cơ bản để thực hiện được kinh doanh nhạy bén đó có thể nói đến đó chính là [phương thức kinh doanh thích nghi với sự thay đổi] và [kỹ thuật công nghệ thông tin (kỹ thuật web, Cloud Computing, Big Data, IoT: Internet of Things,...)].Do đó, việc nuôi dưỡng nhân tài chuyên nghiệp có khả năng ứng dụng chuyên môn mang tính thực tiễn để xử lý 2 vấn đề cơ bản đó chính là nghiệp vụ cấp thiết hiện nay.

Chúng tôi vô cùng tin tưởng rằng các bạn học sinh, những quý vị đã đi làm, những người đặt mục tiêu mong muốn trở thành những nhân tài chuyên nghiệp [kinh doanh nhạy bén]có thể tại khóa học này sẽ có thể thu được kỹ thuật ứng dụng mang tính thực tiễn, và những kỹ thuật công nghệ thông tin tối tân.

Bộ môn phụ trách

  • Quản lý dự án
  • Kỹ thuật hệ thống sản xuất

Thành tích

Luật văn/phát biểu

  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Đề án hiệu suất hóa sản xuất bằng thiết bị sản xuất tự lập], Hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 24, pp.181-184, Ngày 10 tháng 9 năm 2006
  • Fujiwara Masaki, Kashiwara Hideaki, Tsuda Hiroshi, Narioka Hideo, Shohei Junmi, Sugimura Makiko, Wakamatsu Toshiyuki: [Đề xuất mô hình mức độ thành thục của thông tin ở công ty vừa và nhỏ], Hiệp hội kinh doanh thông tin Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 51, tháng 11 năm 2006
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Đề án hiệu suất hỏa sản xuất bằng thiết bị sản xuất tự lập( báo cáo số 2)], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 25, pp.43-46, Ngày 18 tháng 3 năm 2007
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Đề án hiệu suất hóa sản xuất có tính đến yếu tố tối đa hóa lợi nhuận bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập(báo cáo số 3)], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 26, pp.127-130, ngày 16 tháng 9 năm 2007
  •            
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Đề án hiệu suất hóa sản xuất có tính đến yếu tố tối đa hóa lợi ích bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập ,lập lại kế hoạch trên mô hình thiết bị theo yêu cầu(báo cáo số 4)], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 28, pp.278-281, Ngày 14 tháng 9 năm 2008
  • Hideaki Kashihara, Shigeji Miyazaki, “IMPROVING PRODUCTION EFFICIENCY WITH TOTAL PROFIT MAXIMIZATION USING AN AUTONOMOUS EQUIPMENT MODEL” Proceedings of the Ninth International Conference on Industrial Management, pp.227-233, Sep.16-18, 2008
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Thuật toán tăng tốc của lập lại kế hoạch tối đa hóa tổng lợi nhuận (báo cáo số 5)- Đề án hiệu suất hóa sản xuất có tính đến yếu tố tối đa hóa lợi ích bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập lập lại kế hoạch trên mô hình thiết bị theo yêu cầu], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 29, pp.121-124, Ngày 15 tháng 3 năm 2009.
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Lập kế hoạch tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng nhiều mô hình thiết bị sản xuất tự lập căn cứ theo phương thức sản xuất JIT- Đề án hiệu suất hóa sản xuất có tính đến yếu tố tối đa hóa lợi ích bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập], Hiệp hội Scheduling, Hội nghị chuyên đề năm 2009, pp.229-234, ngày 18 tháng 9 năm 2009
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji:[kế hoạch trước và sau để tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập] Tạp chí luận văn hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Vol.16, No.2, tháng 3 năm 2010
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [kế hoạch trước và sau để tối đa hóa tổng lợi nhuận trên nhiều mô hình thiết bị sản xuất in tự lập - đề án hiệu suất hóa sản xuất có tính đến yếu tố tối đa hóa lợi nhuận bằng mô hình sản xuất tự lập(báo cáo số 6), Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, đại hội toàn quốc lần thứ 31, pp.136-139, Ngày 14 tháng 3 năm 2010.
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Ảnh hưởng tới tổng lợi ích tối đa trong xung đột Job Schedule - Scheduling tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập căn cứ theo mô hình sản xuất JIT], Hiệp hội khoa học, Hội nghị chuyên đề 2010, pp.29-34, Ngày 10 tháng 9 năm 2010
  • Kashiwara Hideaki, Miyazaki Shigeji: [Ảnh hưởng tới kế hoạch tối đa hóa tổng lợi nhuận trong xung đột công việc - Đề án hiệu suất hóa sản xuất có xét đến tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng mô hình thiết bị sản xuất tự lập], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, pp.113-116, Ngày 13 tháng 3 năm 2011
  • Kashiwara Hideaki:[Khảo sát về lập kế hoạch tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng thuật toán mang tính di truyền , lập kế hoạch tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng mô hình thiết bị in tự lập căn cứ vào phương phức sản xuất JIT (báo cáo số 2)], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 34, pp.171-174, Ngày 11 tháng 9 năm 2011
  • Kashiwara Hideaki:[Khảo sát về vấn đề và hiện trạng nhà máy thực vật], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 38, pp.143-146, Ngày 8 tháng 9 năm 2013
  • Kitamura Tomohiro, Kashiwara Hideaki:[Khảo sát về hiệu suất hóa quản lý sản xuất trong ngành sản xuất quy mô nhỏ - ví dụ về việc đưa vào sử dụng hệ thống quản lý sản xuất quy mô nhỏ], Hiệp hội quản lý sản xuất Nhật Bản, Đại hội toàn quốc lần thứ 39, pp.49-52, Ngày 9 tháng 3 năm 2014
  • Kashiwara Hideaki:[Trào lưu mới trong công nghiệp sản xuất - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4] NAIS Journal Vol.10, 2015

Tài liệu

  • [Nhập môn hệ thống chuyên gia], Đồng tác giả, Nhà xuất bản Denbashinbun, Tháng 10 năm 1989
  • [Phương pháp cấu trúc CIM theo phương hướng hệ thống mở], đồng tác giả, Xuất bản bởi trung tâm kỹ thuật khoa học Osaka, tháng 10 năm 1993
  • [Phương pháp cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu thực tiễn trong CIM], đồng tác giả, Nhà xuất bản trung tâm kỹ thuật khoa học Osaka, Tháng 10 năm 1994
  • [Quản lý sản xuất, chức năng và phát triển], Đồng tác giả, Nhà xuất bản Sekaishiso, tháng 7 năm 2007

Bằng sáng chế

  • Số hiệu bằng sáng chế Hoa Kỳ: 5,584,036, Danh xưng: Bộ máy quản lý quy trình và phương pháp cho quy trình xử lý trước lưu trữ dữ liệu trạng thái tiến trình được phân đoạn thành các đơn vị công việc và các bước xử lý tiến trình công việc
    • Dữ liệu trạng thái tiến trình từ mỗi bộ máy được đọc bởi bộ máy truyền thông 48 và được cung cấp cho bộ máy đọc và đăng ký để biết thông tin tiến trình 52. Trong bộ máy đọc và đăng ký thông tin tiến trình 52, dữ liệu trạng thái tiến trình được phân đoạn thành từng trang và được lưu trữ trong vùng bộ nhớ độc lập trong tệp chính quản lý tiến trình trên đĩa 53. Theo cách tương tự, dữ liệu trạng thái tiến trình được phân đoạn cho từng bước quy trình và được lưu trữ trong vùng bộ nhớ độc lập trong tệp chính quản lý tiến trình. Do đó, không cần thiết phải tìm kiếm cả cho mỗi trang và cho từng bước quy trình khi việc quản lý được thực hiện bằng cách hiển thị trạng thái tiến trình, để có thể thực hiện xử lý kịp thời. Mặc dù kết nối nhiều bộ máy khi nắm bắt tình trạng tiến độ, tốc độ xử lý không giảm.
  • Số hiệu bằng sáng chế Hoa Kỳ: 5,724,491, Danh xưng: Bảng lệnh cho chế bản, thiết bị và phương pháp để chuẩn bị tài liệu này
    • Một cây lệnh prepress có khả năng chế bản một cách hiệu quả mà không có lỗi. Đĩa từ 54 được lưu trữ dữ liệu điện tử cho các thành phần hình ảnh tương ứng, các thành phần văn bản tương ứng và các thành phần linework tương ứng. Đĩa 54 cũng được lưu trữ dữ liệu điện tử cho các giấy tờ bố trí cho các bảng lệnh prepress. CPU 42 đưa ra các thành phần hình ảnh tương ứng, các thành phần văn bản tương ứng và các thành phần đường kẻ tương ứng trên giấy bố trí theo hướng dẫn của người vận hành. CPU 42 đọc định danh cho các thành phần hình ảnh tương ứng và đặt chúng ra trong vùng lân cận của các thành phần hình ảnh tương ứng đã được liên kết. Máy in 47 ghi lại các thành phần hình ảnh tương ứng, các thành phần văn bản tương ứng, các thành phần đường kẻ tương ứng và mã định danh được liên kết với các thành phần hình ảnh tương ứng trên giấy bố trí và xuất ra bảng lệnh prepress.
  • Mã số bằng sáng chế Mỹ: 6,111,655 Tên: Phương pháp và hệ thống để quản lý dữ liệu thành phần của quy trình thiết kế và quy trình xử lý trước của hoạt động in
    • Phương pháp và hệ thống để quản lý dữ liệu thành phần cho quá trình thiết kế và xử lý trước bằng cách sử dụng thông tin bố cục thành phần tương ứng với số lượng lớn các khu vực thành phần được trình bày trên một tờ cơ sở, mỗi khu vực thành phần tương ứng với một thành phần hình ảnh, thành phần văn bản hoặc thành phần đường kẻ. Kích thước của bảng cơ sở và khu vực thành phần của từng thành phần được trình bày trên bảng cơ sở được xác định và ghi lại trong bộ nhớ có nghĩa là lưu trữ dữ liệu tên tệp của từng thành phần được đặt trong từng khu vực thành phần trong cấu trúc cây. Dữ liệu cho bảng lệnh cho từng thành phần được tạo và ghi lại cho từng thành phần có tên tệp được đính kèm. Mỗi bảng lệnh được tạo bằng cấu trúc cây của dữ liệu tên tệp của từng thành phần được ghi trong bộ nhớ và bản gốc của dữ liệu thành phần trong cấu trúc cây của dữ liệu tên tệp của các thành phần được ghi trong phương tiện bộ nhớ được chèn.
  • Số hiệu bằng sáng chế của Mỹ: 6,571,147 Tên: Hệ thống và phương pháp quản lý công việc
    • Một hệ thống đại lý đầu vào và nhiều hệ thống đại lý xử lý công việc được kết nối bằng mạng. Một bộ máy bên ngoài được kết nối với mỗi hệ thống đại lý xử lý công việc. Các phần thông tin công việc biểu thị nội dung xử lý của các bộ máy bên ngoài được nhập vào hệ thống tác nhân đầu vào và mỗi hệ thống tác nhân xử lý công việc sẽ nắm bắt và đánh giá một phần thông tin công việc từ hệ thống tác nhân đầu vào, sau đó đăng ký phần thông tin công việc nếu phần thông tin công việc được đánh giá là phù hợp với bộ máy bên ngoài liên quan. Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết của hệ thống đại lý đầu vào để đánh giá bộ máy bên ngoài nào sẽ xử lý các phần thông tin công việc được nhập vào, giảm gánh nặng cho hệ thống đại lý đầu vào. Do đó, các phần thông tin công việc có thể được xử lý một cách hiệu quả trong số lượng lớn các bộ máy bên ngoài được kết nối tương ứng với số lượng lớn của các hệ thống đại lý xử lý công việc.

Ngoài ra còn nhiều thành tích khác